HY VỌNG TAN NÁT, LINH MỤC SẼ LÀM GÌ?
Ngay ngày lễ Chúa Chiên Lành (11.5.2025) và ngay trong tuần lễ mừng Chúa Chiên Lành, trong địa hạt chúng tôi liên tiếp tổ chức hai lễ Tạ ơn "mở tay" long trọng cho hai tân linh mục và một lễ Tạ ơn 55 năm linh mục của một linh mục cao niên.
Lễ Tạ ơn mở tay hay Tạ ơn kỷ niệm chịu chức nào cũng giống nhau: trước, trong và sau thánh lễ, từ người dẫn chương trình, người đi dự lễ, người dẫn lễ, người trong Ban tổ chức, đến người bảo vệ, người giữ xe, cả các bé thiếu nhi... Từ chiếc dải băng trên cổng nhà thờ đến Hội đồng Mục vụ Giáo xứ, các đoàn thể lẫn nhiều tu sĩ và cả các linh mục hiện diện... Tất cả đều trao lời cho quý cha: "Chúc mừng cha". Những ngày ấy, các cha nhận được các cơn mưa lời "chúc mừng"...
Giữa bầu khí vui rất vui, tiếng cười, tiếng nhạc, tiếng trống rền vang như muốn xé không gian trong lễ mở tay của một tân linh mục, bỗng một linh mục đàn anh ghé tai tôi nói bằng giọng khá chua chát: "Nay họ chúc mừng. Mai họ có thể đem lên giàn hỏa thiêu".
Câu nói nửa đùa nửa thật, dù tôi không hoàn toàn đồng ý, nhưng suy cho cùng, không theo khía cạnh tương quan giữa người với người, nhưng theo tương quan với thời đại, với gánh nặng trong trách vụ, có lẽ lời nhận xét trên cũng phần nào hữu lý.
I. TẤN CÔNG TỪ NGOÀI.
"Làm linh mục". Người đời thường nói thế. Nhưng thực ra, người linh mục, nếu chỉ "làm linh mục", dù đã khó, không phải khó nhất. Bởi khi đã làm linh mục, người linh mục chỉ dừng lại ở những gì mà họ thể hiện cho "tròn vai", thì vị linh mục đó xem chừng chỉ là "ông thợ" linh mục.
Còn để thực sự sống cho hai tiếng "linh mục" với tất cả sự ôm ấp, với trọn nỗi niềm, với tình yêu cố gắng từng ngày đi đến tròn đầy, với mọi "vui mừng và hy vọng", mọi "ưu sầu và lo lắng" của lịch sử, của con người và của thời đại trở thành niềm vui sống, lẽ sống và sức sống của linh mục thì trách vụ sống ơn gọi của mình, sẽ làm cho linh mục phải đối diện với vô vàn khó khăn, đối đầu, trầy xướt, thương tích...
- Bởi trách nhiệm của linh mục đâu chỉ giới thiệu hạt giống Tin Mừng nhưng phải gieo hạt giống Tin Mừng vào lòng anh chị em. Trách nhiệm càng khó khăn hơn nữa khi phải gìn giữ và nuôi nấng để hạt giống lớn lên và sinh kết quả.
- Đàng khác, làm linh mục giữa thời hiện đại, thời mà con người mang nặng thèm khát sở hữu. Bằng mọi giá, dẫu chà đạp lên cuộc sống, chà đạp lên nhân phẩm của người khác, dẫu là thủ đoạn, là loại trừ đồng loại, miễn sở hữu thật nhiều.
- Làm linh mục giữa một thế giới ảnh hưởng của kinh tế thị trường đã thấm vào từng ngỏ ngách của đời sống, biến con người thành cái máy sản xuất, vật chất trở thành ông chủ. Nghĩa là bằng mọi giá, phải nâng cao giá trị sản phẩm, nhằm tiêu thụ dễ dàng, dẫu sức lực của người lao động bỏ ra bất kể là ở mức độ nào. Hóa ra con người phải phục vụ chính sản phẩm mình làm ra, thay vì chúng phải phục vụ mình.
Từ chỗ đề cao vật chất, xem nhẹ giá trị con người, nhân loại cũng lún sâu vào một thứ tâm lý tệ hại: loại bỏ tất cả những gì là thánh thiêng, những gì là giá trị tinh thần, những gì mang chiều sâu nội tâm và khoác vào một thứ chủ nghĩa hưởng thụ, một thứ chủ nghĩa đầy vật chất.
- Làm linh mục hôm nay là làm linh mục giữa một thế giới bị bao vây bởi quan niệm lệch lạc về tự do. Nghĩ rằng tự do là thoát khỏi sự ràng buộc của mọi lề luật, dẫu đó là lề luật làm nên giá trị con người, vì thế người ta vong thân.
Vì cho rằng để có tự do là phải loại trừ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời mình, người ta bị chới với, bị chao đảo, cuộc đời chỉ là một thứ rỗng tuếch, cuộc sống mất hết ý nghĩa. Càng chìm sâu trong quan niệm tự do buông thả lệch lạc, người ta càng tự chôn mình trong vũng lầy của thế giới tội lỗi.
Nhưng tính tự nhiên của con người có bao giờ ở yên. Càng mất bình an, con người càng vùng vẫy. Nếu vùng vẫy mà không có một định hướng đúng đắn, không vươn lên được, người ta càng lún sâu trong đám bùn đen ấy.
Quan niệm tự do như thế, biến con người thành một thứ nô lệ đáng kinh sợ: Nô lệ cho chính quan niệm và lối sống tự do lệch lạc phóng túng của mình. Cái bi đát nằm ở chỗ, nô lệ mà không nhận ra mình nô lệ, lại còn ảo tưởng tôi đang tự do!
- Làm linh mục giữa thời buổi mà óc thực nghiệm trở thành bóng ma tác oai, tác oái, nó gieo vào lòng con người thứ tư tưởng, có khi chỉ là mơ tưởng về một thế giới không có Thiên Chúa.
Người ta đề cao khoa học và sự phát triển của khoa học như chúa của mình. Thay thế Thiên Chúa bằng chứng cứ khoa học. Cái đau đớn là khoa học vẫn cứ bó tay trong rất nhiều lãnh vực, không chỉ thuộc về siêu nhiên, không chỉ là tâm thức đức tin, mà bó tay ngay trên chính lãnh vực thực nghiệm của mình.
Loại trừ những gì thuộc về tinh thần, loại trừ các giá trị thiêng liêng, loại trừ mọi giá trị đạo đức đã tích tụ và làm nên giá trị của sự sống con người qua nhiều thế hệ, người ta quên mất, hay cố tình quên, khoa học có nguồn gốc từ đâu, do ai, nếu không phải Thiên Chúa đã xếp đặt mọi trật tự để con người, nhờ đó nhận ra các định luật khoa học?
Người ta quên rằng, khi loại trừ Thiên Chúa, loại trừ mọi giá trị thánh thiêng, con đường phát triển của khoa học, lẽ ra nhắm phục vụ con người, sẽ dễ dàng rơi vào tính bập bênh, lệch lạc.
Xa hơn nữa: tự nó quay lại giết hại chính con người, giết hại nhân phẩm con người, điều mà chính lúc này, hơn ai hết, những người Công Giáo chân chính nhận ra và có kinh nghiệm. Bởi thế mà Giáo Hội luôn luôn đòi phải trả lại chỗ đứng đúng đắn của con người trong khi phát triển khoa học.
Vô vàn những nếp sống, chủ trương, tư tưởng, chủ nghĩa duy thế tục như thế làm cho người linh mục như mỏi mòn trong công tác truyền giáo của mình. Giữa thời buổi mà người ta nhân danh tính hiện đại, không còn nhìn nhận mọi chân lý truyền thống như thế, người linh mục phải gieo hạt giống Tin Mừng, phải cao rao tinh thần Tám Mối Phúc, cao rao tình yêu, lòng tha thứ, nhân hậu, bao dung…, thì đúng là làm linh mục hôm nay cũng đồng nghĩa với lội ngược dòng...
Những khó khăn ấy cũng là điều mà mấy mươi năm trước, Công Đồng Vatican II nói nhiều trong hiến chế Mục vụ. Chẳng hạn: “Chưa bao giờ nhân loại dồi dào của cải, khả năng và quyền lực kinh tế như ngày nay, vậy mà tới nay, một phần rất lớn nhân loại trên thế giới đang quằn quại vì đói ăn và thiếu thốn, rồi không biết bao nhiêu người đang chịu cảnh mù chữ. Chưa bao giờ con người ý thức mãnh liệt được sự tự do như ngày nay, đang khi đó lại thấy sống dậy những hình thức nô lệ mới mẽ về mặt xã hội cũng như tâm lý. Trong lúc đang mãnh liệt cảm thấy sự duy nhất cũng như sự kiện tất cả lệ thuộc nhau trong sự liên đới cần thiết, thì thế giới lại bị lôi kéo kịch liệt theo những chiều hướng tương phản do những lực lượng chống đối nhau; thực vậy, vẫn còn kéo dài mãi tới ngày nay những bất đồng trầm trọng về chính trị, xã hội, kinh tế, chủng tộc và ý thức hệ, và một cuộc chiến diệt vong vẫn còn đe dọa” (MV số 4).
III. NHỮNG TẤN CÔNG NỘI TẠI.
Không thiếu những mỏi mệt của bản thân làm cho người linh mục giảm nhiệt huyết, hết khí chất. Cũng có thể do vị nể, muốn được sống an toàn, muốn chiếm được lòng người, tranh thủ tình cảm của những người mà mình gặp gỡ, sống cùng, làm việc cùng..., đã khiến tác vụ linh mục gặp nhiều khó khăn, trở ngại...
Ngoài ra, về lâu dài, tâm lý tự nhiên dễ làm linh mục chán nản. Thêm vào đó, do bổn phận, đòi linh mục phải mực thước, phải nêu gương, phải khôn khéo… làm cho bổn phận và thánh chức mà ngày xưa khi còn mới mẽ, người linh mục dễ dàng, có khi còn hăm hỡ đón nhận, nay trở thành gánh nặng.
Chiều dài thời gian làm cho một linh mục coi xứ phải nói Lời Chúa, đến một lúc, cái hay, cái mới ban đầu dần khô cạn, anh chị em tín hữu trở nên nhàm chán. Hai bên cứ phải chịu đựng lẫn nhau, đến với nhau, cùng dâng thánh lễ mà không mấy vui tươi phấn khởi.
Cũng là người như anh chị em mình, linh mục cũng có những ưu tư, khắc khoải, vui buồn của riêng mình. Có những điều có thể bộc lộ với hết mọi người, nhưng cũng có những điều không thể nói cho bất cứ ai. Nếu là niềm vui thì không sao, nhưng gặp phải nỗi buồn mà không ai hiểu, không ai thông cảm, nỗi buồn ấy càng quay quắt, càng quặn thắt như muốn đốt cháy tiêu tan tâm hồn, người linh mục dễ rơi vào nỗi cô đơn buốt giá.
Bên cạnh đó, còn biết bao nhiêu hoàn cảnh khác tác động như: bị chống đối, bị hiểu lầm đến từ nhiều phía, hoặc tuổi tác, đau bệnh, sức cùng, lực kiệt… khiến linh mục dễ ngã lòng, muốn buông xuôi. Từ đó công tác truyền giảng dễ dẫn đến bế tắc.
Nói cho tường tận, tất cả trở thành vô cảm, lòng người trở nên khô khan. Bản thân linh mục không còn chí khí. Cuối cùng chỉ còn hai tiếng: đầu hàng.
Nghĩ như thế là tự chôn vùi cuộc đời linh mục của mình vì thiếu hy vọng. Để xảy ra như thế thì thật là bi đát.
Thực tế đã có biết bao nhiêu sự đầu hàng, gục ngã và buông bỏ, đã có biết bao nhiêu gương mù do thiếu quan tâm đến trách vụ của chính mình, lại đi tìm những thứ "bống bẫy" khác của trần thế, để rồi ngày qua ngày đánh rơi hai tiếng "linh mục" cao quý và thiêng thánh của bản thân...
Trong khi đó, những hình ảnh "làm Kitô hữu" nhưng không "với anh em", "làm linh mục" nhưng không "cho anh em" mà người linh mục vô tình hay hữu ý tạo ra, đã để lại vô vàng thứ phản cảm, nặng hơn, đó là những phản chứng không những làm thui chột đời ơn gọi của bản thân, mà còn thui chột niềm tin của bao nhiêu người xung quanh, nhất là của những anh chị em mà mình có trách nhiệm làm mục tử cho họ.
Vẫn mang tiếng là linh mục trước mặt người đời, trong Giáo Hội, nhưng người linh mục đã không còn là "linh mục" đúng nghĩa, không còn là chỗ dựa đức tin cho anh chị em, không còn là gương sáng mà lẽ ra bản thân người linh mục phải luôn luôn trau chuốt, sửa san...
II. SỐNG ƠN GỌI NHƯ TỔ PHỤ ABRAHAM.
Vậy để có thể sống ơn gọi đời mình cho tốt, dựa trên chính mẫu gương đời sống, đức tin, sự nhanh nhẹn vâng phục thánh ý Chúa, sự luôn hướng tâm hồn về cùng Chúa của Tổ phụ Abraham, người linh mục cần rút ra cho mình vài bài học, qua đó tự nuôi dưỡng mình, tự khuôn đúc mình thành người trung thành với lý tưởng, với ơn gọi, với thánh chức mà Chúa thương trao ban.
1. Ném mình cho Thiên Chúa.
Gương quyết sống chết cho đến cùng trong ơn gọi đời mình của Tổ phụ Abraham trở thành chuẩn mực cho tất cả chúng ta, hàng linh mục của Chúa. Chúng ta, những người thuộc miêu duệ của Tổ phụ trong đức tin, hãy bắt chước Tổ phụ mà thực hành đức tin và lòng vâng phục để sống và hoàn thành ơn gọi Chúa ban cách tốt nhất, ngay cả những khi đức tin bị thử thách dữ dội, bị tấn công đến nỗi có lúc tưởng chừng vượt quá mọi giới hạn.
Ném mình hoàn toàn cho Chúa, dẫu có phải gây nên nhiều thổn thức, thì sau những lần đầy thổn thức, Tổ phụ Abraham trải qua và khám phá hết lần này đến lần khác sự ngọt ngào của Chúa trong tình yêu mà Chúa trao tặng.
Cũng vậy, hôm nay chúng ta sống ơn gọi đời mình trong thánh chức linh mục, dẫu có những trầy xướt, hay những quặn thắt đến đâu, thì xin đừng bao giờ quên ném mình cho Chúa để tùy nghi Chúa sử dụng bản thân, khả năng và cả cuộc đời mình.
Chúng ta chỉ là người thụ động nhận lãnh ơn gọi từ nơi Chúa và đáp trả bằng nỗ lực của bản thân mà không làm ra ơn gọi ấy cho mình, thì hãy nhớ, không bao giờ Chúa ban cho ai ơn gì, rồi Chúa cắt đứt tương quan để người ấy tự bơi ra biển lớn rồi muốn làm gì thì làm.
Chúa luôn đòi chúng ta hãy nhớ lại nguồn gốc ơn gọi của mình mà quay về với Chúa, tìm cách giữ liên lạc với Chúa, phó thác cho Chúa, mạnh dạn để Chúa điều khiển như ý Chúa muốn.
Chúng ta sống ơn gọi thánh chức mà Chúa ban là phải tin tuyệt đối nơi Chúa, đặt đời mình trong tay Chúa. Từ nay Chúa làm chủ đời mình. Sống cho Chúa, và nếu cần, chết cho Chúa.
Hãy luôn tâm niệm như thánh Phaolô đã nêu gương: "Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi" (Gal 2, 20). Chỉ có ném mình cho Chúa như thế, ta mới có thể chứng tỏ mình đang sống một cách dữ dội chính ơn gọi đời mình.
Sống ơn gọi đời mình như thế là sống niềm phó thác trọn vẹn. Chỉ có phó thác đến cùng, ta mới cảm nhận sự ngọt ngào của tình yêu Chúa ban cho ta, như đã từng ban cho Tổ phụ Abraham.
2. Vượt qua mọi thử thách.
Hãy luôn ghi khắc và ghi khắc thật sâu điều này: Sống ơn gọi thánh chức mà Chúa ban không cất khỏi cuộc đời chúng ta những thương đau, những rát buốt. Ngược lại, do phải thực hiện ơn gọi đời mình, nhất là nỗ lực thực hiện sao cho đầy đặn, sao cho tròn trịa nhất có thể, thì thử thách càng giăng mắc, khó khăn càng chồng chất.
Những thách thức ấy tấn công: Hoặc để trui rèn ý chí quyết chiến đấu, ý chí quyết vươn lên, ý chí mãnh liệt cho một đức tin không dễ dàng bị đánh bại; Hoặc sẽ mãi mãi đổ vỡ, gục ngã và thất bại nếu ta yếu đuối, dễ chán chường, dễ thất vọng, không trông cậy vào sức chiến đấu của ơn Chúa, không khiêm nhường nhận diện lại chính mình và bỏ bê việc nối kết cùng Chúa trong sự chìm lắng của cầu nguyện.
Gương vượt lên và chấp nhận đối đầu với đau khổ của Tổ phụ Abraham là bài học vô giá cho mỗi chúng ta. Trong mọi hoàn cảnh, dù yếu đuối hay khỏe khoắn, dù bất hạnh hay sung sướng, dù tăm tối hay tỏ tường, dù đơn độc hay hạnh phúc, dù bị loại trừ hay được chấp nhận… chỉ có thánh ý Chúa mà thôi. Thánh ý Chúa là tất cả. Thánh ý Chúa chi phối mọi nếp sống, nếp nghĩ, nếp làm, và chi phối mọi tương quan của ta.
Càng khó khăn bao nhiêu, càng phải dò tìm thánh ý Chúa bằng sự cầu nguyện, bằng thái độ khiêm nhường, bằng suy niệm Lời Chúa… Thánh ý Chúa sẽ là nguồn trợ lực duy nhất mà không có bất cứ sự trợ lực nào khác thay thế, giúp ta vượt qua mọi thử thách. Thánh ý Chúa sẽ củng cố thêm mọi nỗ lực, mọi năng lực thánh thiện muốn hiến dâng của bản thân ta.
Xưa trên thánh giá, Chúa Giêsu đã đi đến cùng của sự đau khổ khi chấp nhận hoàn thành thánh ý Thiên Chúa. Lời than thở của Chúa Giêsu trên thánh giá "Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Chúa nỡ bỏ con" (Mt 15, 34), sẽ giúp chúng ta hiểu thế nào là gai chông của việc sống và hoàn thành ơn gọi làm linh mục theo thánh ý Chúa. Hãy nhìn lên Chúa Giêsu, chúng ta sẽ có thêm động lực để tự kéo mình chạy về phía ơn gọi của Chúa.
3. Chấp nhận hiến dâng chính mình.
Cùng với việc vượt thử thách là hiến dâng chính mình. Tổ phụ Abraham có thể leo lên đến đỉnh điểm của thánh ý Chúa, là nhờ ông hiến dâng chính mình. Ông làm được tất cả mọi sự trong ơn gọi mà Chúa muốn ông thực hiện, chỉ vì trên hết mọi sự, ông đã hiến dâng mình cho Chúa.
Trước khi ông có thể bỏ nhà ra đi theo ơn gọi; trước khi ông có thể đánh đổi không chỉ bản thân, mà còn đánh đổi cả người vợ để ra đi tìm đất hứa như Chúa hứa, nhưng hoàn toàn đi trong mịt mù; trước khi ông có thể tin lời hứa có một dòng dõi; trước khi ông có thể đợi chờ hàng chục năm để có một người con trai nối dõi; trước khi ông vâng lời mời gọi đớn đau và khủng khiếp là hiến dâng con mình cho Chúa… Trước khi tất cả những điều ấy xảy ra, Tổ phụ Abraham đã chấp nhận hiến dâng chính mình.
Sống thánh chức linh mục trọn đời, dẫu đó là ơn gọi đến từ Thiên Chúa, không phải lúc nào cũng suông sẻ. Sẽ xảy ra cho chính linh mục nhiều bất ổn, nhiều nguy biến… Chỉ có tình yêu hiến dâng chính mình cho Thiên Chúa, mới không làm linh mục cạn kiệt sức chịu đựng, không đánh mất nghị lực sống, không làm tiêu tan niềm hy vọng sống, không vùi giập ước mơ thăng tiến, không tiêu tan tình yêu dành cho Thiên Chúa, cho đời, cho người, cho chính ơn gọi, hay trọng trách của mình…
Hiến dâng chính mình là cách sống ơn gọi tuyệt vời, để biến mình thành đồng trụ vững chắc "vượt trên mọi đầu sóng ngọn gió", nhằm hoàn thành thiên chức mà Chúa trao cho mình trọn đời.
Chúng ta hiến dâng chính mình để hoàn thành ơn gọi theo kiểu mẫu của Chúa Kitô dâng mình cho Thiên Chúa cách hoàn hảo mà thư Dothái diễn tả: "Ðức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xóa tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con... Rồi Người nói: Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài. Thế là Người bãi bỏ các lễ tế cũ mà thiết lập lễ tế mới. Theo ý đó, chúng ta được thánh hóa nhờ Ðức Giêsu Kitô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ" (Dt 10, 6-7.9-10).
Chỉ có thể hiến dâng mình để hoàn thành ơn gọi đời mình như Chúa Kitô, và trong Chúa Kitô, chúng ta mới mong thánh hóa mình, và thánh hóa muôn người như "chúng ta được thánh hóa nhờ Ðức Giêsu Kitô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế" vậy.
4. Xả thân cho lý tưởng mà bản thân đã chọn lựa.
Trong tất cả mọi hành vi quên mình mà Tổ phụ Abraham đã thể hiện, cho thấy ông đã chọn Thiên Chúa làm lý tưởng đời mình. Vì chỉ có Chúa là lý tưởng cao cả dòi dọi trên cuộc đời của ông, mới có thể khiến ông chỉ quyết một lòng sống chết cách quả cảm cho ơn gọi mà thôi. Xả thân cho lý tưởng mà mình đã chọn lựa, đối với Tổ phụ Abraham, đó là con đường duy nhất, bước đi mạnh mẽ nhất, hành vi kiên định nhất, không có bất cứ cái gì khác có thể làm suy suyễn, làm thay đổi suy nghĩ của ông, hay bắt ông phải dừng lại.
Cũng vậy, sống và thực thi thánh chức linh mục của mình như Chúa muốn, người linh mục cũng hãy XÁC QUYẾT NƠI THIÊN CHÚA, ĐẤNG DUY NHẤT LÀ LÝ TƯỞNG ĐỜI MÌNH. Không phải xác quyết một lần là đủ, nhưng là thường xuyên lặp đi lặp lại suốt đời.
Một khi đã xác quyết lý tưởng rồi, chúng ta một mực xả thân cho lý tưởng mà bản thân mình ra sức phấn đấu và chọn lựa. Và nếu Chúa là lý tưởng đời mình, chúng ta không còn cách nào khác, mà chỉ một con đường duy nhất là sống chết cho lý tưởng, nghĩa là sống chết cho một mình Thiên Chúa mà thôi.
Lý tưởng là Thiên Chúa mà chúng ta chọn lựa sẽ chi phối tất cả mọi nếp sống, nếp nghĩ, liên tục suốt đời ta. Hay nói đúng hơn, sống ơn gọi theo lý tưởng là Thiên Chúa, ta sẽ chấp nhận để Thiên Chúa thành chủ đích, thành kết quả, thành định hướng, thành hành động, thành mãnh lực sống, thành nguồn và dộng lực sống… của cuộc đời mình.
Hãy sống can trường và hãy chết anh dũng cho lý tưởng. Đó là tấm gương vô giá mà các tông đồ của Chúa Kitô đã để lại cho chúng ta trong khi các ngài thực thi ơn gọi của các ngài.
Các tông đồ đã nêu cao hành động sống không khoan nhượng cho sự hèn yếu và chết tích cực cho tình yêu đối với ơn gọi đời mình. Chúng ta cùng đọc lại một đoạn trích sách Công Vụ Tông Đồ như một minh chứng cho tình yêu xả thân vì lý tưởng mà chúng ta cần học đòi bắt chước: "Thời ấy, vua Hêrôđê ra tay ngược đãi một số người trong Hội Thánh. Nhà vua đã cho chém đầu ông Giacôbê là anh ông Gioan. Thấy việc đó làm vừa lòng người Dothái, nhà vua lại cho bắt cả ông Phêrô nữa…" (Cv 12, 1-3).
III. CỨU CÁNH KHÔNG THỂ THIẾU.
Đối diện cùng muôn vàn thử thách, người linh mục không thể chiến đấu một mình mà có thể chiến thắng. Ngoài Nhà Tạm, nơi mà linh mục không bao giờ được phép xa cách, cùng với việc cử hành bí tích cách sốt sắng, kinh thần vụ, lần chuỗi Mân Côi và biết bao nhiêu phương tiện đạo đức, phương tiện thánh hóa khác..., linh mục hãy giữ chặt trong trái tim mình Lời mạc khải của Thiên Chúa.
Nơi vô số những mạc khải của Chúa là nguồn sống đích thực cho thánh chức linh mục, người linh mục sẽ thấy Chúa đồng hành, thấy Chúa luôn ở cùng, thấy Chúa nhẹ nhàng ủi an, săn sóc, gần gũi, che chắn, bảo vệ...
Ngoài Tổ phụ Abraham như đã nói bên trên, chúng tôi sẽ ghi nhận thêm sau đây một số những tấm gương cần thiết cho đời linh mục của mỗi chúng ta. Những tấm gương đó cũng xuất phát từ những trang Kinh Thánh, tức là xuất phát từ chính Lời mạc khải chính thức của Thiên Chúa. Chẳng hạn:
Chính ông Môisen, một nhà giải phóng dân tộc lừng danh, được Chúa tin tưởng trao cho sứ mạng đưa dân của Chúa thoát cảnh lầm than nô lệ cho Aicập, cũng đã từng quặn thắt tâm hồn, đã từng than trách với Chúa và muốn chết đi:
“Sao Ngài lại làm khổ tôi tớ Ngài? Tại sao con không đẹp lòng Ngài, khiến Ngài đặt gánh nặng tất cả dân này lên vai con? Có phải con đã cưu mang dân này đâu, có phải con sinh ra nó đâu?… Một mình con không thể gánh cả dân này được nữa, vì nó nặng quá sức con. Nếu Ngài xử với con như vậy, thì thà giết con đi còn hơn…” (Ds 11, 12 tt).
Đến như tiên tri Êlia, trong nỗi khổ của một kẻ chạy trốn vì hoàng hậu Giêgiaben đang tìm giết, dẫu là người vô cùng can đảm cũng đã phải thốt lên: “Lạy Đức Chúa, đủ rồi! Bây giờ xin Chúa lấy mạng sống con đi, vì con chẳng hơn gì cha ông của con” (1V 19, 4).
Tiên tri Giêrêmia cũng chung số phận: Vì phải sống và loan báo Lời Chúa, nhà tiên tri bị người đời ghét bỏ, bị những kẻ xấu chống đối dữ dội, và thù hận đến mức có những lúc ông đau khổ một cách tuyện vọng, chỉ còn biết trách móc cái ngày ông sinh ra và than van cho số phận bạc kiếp của mình:
“Thật đáng nguyền rủa ngày tôi được sinh ra. Ngày mẹ tôi sinh ra tôi không đáng được chúc lành. Tại sao tôi lại không chết ngay trong lòng mẹ, để mẹ tôi nên nấm mồ chôn tôi, và lòng bà cưu mang tôi mãi mãi? Tôi đã lọt lòng mẹ để làm chi? Phải chăng chỉ để thấy toàn gian khổ buồn sầu, và thấy cuộc đời qua đi trong tủi hổ” (Gr 21, 14. 17 – 18).
Và rất nhiều những con người đạo đức, thánh thiện, lẽ ra được tràn đầy hạnh phúc, thì ngược lại, số phận cứ mãi lênh đênh bạc bẽo, đau khổ tột cùng như ông Gióp, tiên tri Giona, Tôbia, Isaia, Amốt…
Đến vị tiên tri cuối cùng của Cựu ước là thánh Gioan Tẩy giả cũng đã từng hoang mang đến mức nghi ngờ: “Thưa Thầy, Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay chúng tôi phải chờ đợi ai khác?” (Mt 11, 3). Cuối đời, vì lẽ sống và sự thật, thánh Gioan cũng không đi ngoài con đường mà những người tiền nhiệm đã đi: nếm trải nỗi đau khổ, tù tội và cái chết bi ai (x.Mc 6, 17 –29)…
Bởi thế, càng u uất, thất bại và chán nản bao nhiêu, linh mục càng phải suy niệm Thánh Kinh gấp nhiều lần bấy nhiêu. Nơi Lời Mạc khải của Thiên Chúa, linh mục sẽ tìm thấy nguồn an ủi, lời động viên, sức nóng đủ hâm lại nhiệt huyết của mình. Và trên hết, nơi Lời Chúa, linh mục lấy lại sự thánh thiện, lấy lại đức tin, niềm hy vọng và phó thác vào tay Chúa là Đấng luôn quan phòng điều khiển mọi sự.
Hãy nhớ rằng, linh mục chỉ là dụng cụ trong tay Thiên Chúa. Vì thế hãy cứ gieo hạt giống Tin Mừng, gieo khắp nơi, gieo mọi lúc. Hãy tin rằng, người gieo hạt giống Lời Chúa nếu chỉ là kẻ bất lực, thì quyền năng Thiên Chúa sẽ mạnh mẽ. Chỉ có Chúa mới làm cho xấu trở nên tốt. Dẫu cho người gieo là chính linh mục có sống trong tội lỗi đi nữa, thì chỉ có Chúa mới có thể rút ra điều tốt từ những gì mà trong con mắt con người chỉ là cái xấu.
Hãy gieo Lời Chúa và hãy tin mãnh liệt rằng, hạt giống Lời Chúa vẫn nảy mầm và mọc lên, dù đêm hay ngày và người gieo ngủ hay thức (Mc 4, 27). Có thể có hạt rơi trên sỏi đá, rơi trên đất khô cằn. Nhưng sẽ có những hạt rơi trên đất tốt và sinh hoa kết trái: hạt được một trăm, hạt được sáu mươi, hạt được ba mươi (Mt 13, 8).
Ngay ngày lễ Chúa Chiên Lành (11.5.2025) và ngay trong tuần lễ mừng Chúa Chiên Lành, trong địa hạt chúng tôi liên tiếp tổ chức hai lễ Tạ ơn "mở tay" long trọng cho hai tân linh mục và một lễ Tạ ơn 55 năm linh mục của một linh mục cao niên.
Lễ Tạ ơn mở tay hay Tạ ơn kỷ niệm chịu chức nào cũng giống nhau: trước, trong và sau thánh lễ, từ người dẫn chương trình, người đi dự lễ, người dẫn lễ, người trong Ban tổ chức, đến người bảo vệ, người giữ xe, cả các bé thiếu nhi... Từ chiếc dải băng trên cổng nhà thờ đến Hội đồng Mục vụ Giáo xứ, các đoàn thể lẫn nhiều tu sĩ và cả các linh mục hiện diện... Tất cả đều trao lời cho quý cha: "Chúc mừng cha". Những ngày ấy, các cha nhận được các cơn mưa lời "chúc mừng"...
Giữa bầu khí vui rất vui, tiếng cười, tiếng nhạc, tiếng trống rền vang như muốn xé không gian trong lễ mở tay của một tân linh mục, bỗng một linh mục đàn anh ghé tai tôi nói bằng giọng khá chua chát: "Nay họ chúc mừng. Mai họ có thể đem lên giàn hỏa thiêu".
Câu nói nửa đùa nửa thật, dù tôi không hoàn toàn đồng ý, nhưng suy cho cùng, không theo khía cạnh tương quan giữa người với người, nhưng theo tương quan với thời đại, với gánh nặng trong trách vụ, có lẽ lời nhận xét trên cũng phần nào hữu lý.
I. TẤN CÔNG TỪ NGOÀI.
"Làm linh mục". Người đời thường nói thế. Nhưng thực ra, người linh mục, nếu chỉ "làm linh mục", dù đã khó, không phải khó nhất. Bởi khi đã làm linh mục, người linh mục chỉ dừng lại ở những gì mà họ thể hiện cho "tròn vai", thì vị linh mục đó xem chừng chỉ là "ông thợ" linh mục.
Còn để thực sự sống cho hai tiếng "linh mục" với tất cả sự ôm ấp, với trọn nỗi niềm, với tình yêu cố gắng từng ngày đi đến tròn đầy, với mọi "vui mừng và hy vọng", mọi "ưu sầu và lo lắng" của lịch sử, của con người và của thời đại trở thành niềm vui sống, lẽ sống và sức sống của linh mục thì trách vụ sống ơn gọi của mình, sẽ làm cho linh mục phải đối diện với vô vàn khó khăn, đối đầu, trầy xướt, thương tích...
- Bởi trách nhiệm của linh mục đâu chỉ giới thiệu hạt giống Tin Mừng nhưng phải gieo hạt giống Tin Mừng vào lòng anh chị em. Trách nhiệm càng khó khăn hơn nữa khi phải gìn giữ và nuôi nấng để hạt giống lớn lên và sinh kết quả.
- Đàng khác, làm linh mục giữa thời hiện đại, thời mà con người mang nặng thèm khát sở hữu. Bằng mọi giá, dẫu chà đạp lên cuộc sống, chà đạp lên nhân phẩm của người khác, dẫu là thủ đoạn, là loại trừ đồng loại, miễn sở hữu thật nhiều.
- Làm linh mục giữa một thế giới ảnh hưởng của kinh tế thị trường đã thấm vào từng ngỏ ngách của đời sống, biến con người thành cái máy sản xuất, vật chất trở thành ông chủ. Nghĩa là bằng mọi giá, phải nâng cao giá trị sản phẩm, nhằm tiêu thụ dễ dàng, dẫu sức lực của người lao động bỏ ra bất kể là ở mức độ nào. Hóa ra con người phải phục vụ chính sản phẩm mình làm ra, thay vì chúng phải phục vụ mình.
Từ chỗ đề cao vật chất, xem nhẹ giá trị con người, nhân loại cũng lún sâu vào một thứ tâm lý tệ hại: loại bỏ tất cả những gì là thánh thiêng, những gì là giá trị tinh thần, những gì mang chiều sâu nội tâm và khoác vào một thứ chủ nghĩa hưởng thụ, một thứ chủ nghĩa đầy vật chất.
- Làm linh mục hôm nay là làm linh mục giữa một thế giới bị bao vây bởi quan niệm lệch lạc về tự do. Nghĩ rằng tự do là thoát khỏi sự ràng buộc của mọi lề luật, dẫu đó là lề luật làm nên giá trị con người, vì thế người ta vong thân.
Vì cho rằng để có tự do là phải loại trừ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời mình, người ta bị chới với, bị chao đảo, cuộc đời chỉ là một thứ rỗng tuếch, cuộc sống mất hết ý nghĩa. Càng chìm sâu trong quan niệm tự do buông thả lệch lạc, người ta càng tự chôn mình trong vũng lầy của thế giới tội lỗi.
Nhưng tính tự nhiên của con người có bao giờ ở yên. Càng mất bình an, con người càng vùng vẫy. Nếu vùng vẫy mà không có một định hướng đúng đắn, không vươn lên được, người ta càng lún sâu trong đám bùn đen ấy.
Quan niệm tự do như thế, biến con người thành một thứ nô lệ đáng kinh sợ: Nô lệ cho chính quan niệm và lối sống tự do lệch lạc phóng túng của mình. Cái bi đát nằm ở chỗ, nô lệ mà không nhận ra mình nô lệ, lại còn ảo tưởng tôi đang tự do!
- Làm linh mục giữa thời buổi mà óc thực nghiệm trở thành bóng ma tác oai, tác oái, nó gieo vào lòng con người thứ tư tưởng, có khi chỉ là mơ tưởng về một thế giới không có Thiên Chúa.
Người ta đề cao khoa học và sự phát triển của khoa học như chúa của mình. Thay thế Thiên Chúa bằng chứng cứ khoa học. Cái đau đớn là khoa học vẫn cứ bó tay trong rất nhiều lãnh vực, không chỉ thuộc về siêu nhiên, không chỉ là tâm thức đức tin, mà bó tay ngay trên chính lãnh vực thực nghiệm của mình.
Loại trừ những gì thuộc về tinh thần, loại trừ các giá trị thiêng liêng, loại trừ mọi giá trị đạo đức đã tích tụ và làm nên giá trị của sự sống con người qua nhiều thế hệ, người ta quên mất, hay cố tình quên, khoa học có nguồn gốc từ đâu, do ai, nếu không phải Thiên Chúa đã xếp đặt mọi trật tự để con người, nhờ đó nhận ra các định luật khoa học?
Người ta quên rằng, khi loại trừ Thiên Chúa, loại trừ mọi giá trị thánh thiêng, con đường phát triển của khoa học, lẽ ra nhắm phục vụ con người, sẽ dễ dàng rơi vào tính bập bênh, lệch lạc.
Xa hơn nữa: tự nó quay lại giết hại chính con người, giết hại nhân phẩm con người, điều mà chính lúc này, hơn ai hết, những người Công Giáo chân chính nhận ra và có kinh nghiệm. Bởi thế mà Giáo Hội luôn luôn đòi phải trả lại chỗ đứng đúng đắn của con người trong khi phát triển khoa học.
Vô vàn những nếp sống, chủ trương, tư tưởng, chủ nghĩa duy thế tục như thế làm cho người linh mục như mỏi mòn trong công tác truyền giáo của mình. Giữa thời buổi mà người ta nhân danh tính hiện đại, không còn nhìn nhận mọi chân lý truyền thống như thế, người linh mục phải gieo hạt giống Tin Mừng, phải cao rao tinh thần Tám Mối Phúc, cao rao tình yêu, lòng tha thứ, nhân hậu, bao dung…, thì đúng là làm linh mục hôm nay cũng đồng nghĩa với lội ngược dòng...
Những khó khăn ấy cũng là điều mà mấy mươi năm trước, Công Đồng Vatican II nói nhiều trong hiến chế Mục vụ. Chẳng hạn: “Chưa bao giờ nhân loại dồi dào của cải, khả năng và quyền lực kinh tế như ngày nay, vậy mà tới nay, một phần rất lớn nhân loại trên thế giới đang quằn quại vì đói ăn và thiếu thốn, rồi không biết bao nhiêu người đang chịu cảnh mù chữ. Chưa bao giờ con người ý thức mãnh liệt được sự tự do như ngày nay, đang khi đó lại thấy sống dậy những hình thức nô lệ mới mẽ về mặt xã hội cũng như tâm lý. Trong lúc đang mãnh liệt cảm thấy sự duy nhất cũng như sự kiện tất cả lệ thuộc nhau trong sự liên đới cần thiết, thì thế giới lại bị lôi kéo kịch liệt theo những chiều hướng tương phản do những lực lượng chống đối nhau; thực vậy, vẫn còn kéo dài mãi tới ngày nay những bất đồng trầm trọng về chính trị, xã hội, kinh tế, chủng tộc và ý thức hệ, và một cuộc chiến diệt vong vẫn còn đe dọa” (MV số 4).
III. NHỮNG TẤN CÔNG NỘI TẠI.
Không thiếu những mỏi mệt của bản thân làm cho người linh mục giảm nhiệt huyết, hết khí chất. Cũng có thể do vị nể, muốn được sống an toàn, muốn chiếm được lòng người, tranh thủ tình cảm của những người mà mình gặp gỡ, sống cùng, làm việc cùng..., đã khiến tác vụ linh mục gặp nhiều khó khăn, trở ngại...
Ngoài ra, về lâu dài, tâm lý tự nhiên dễ làm linh mục chán nản. Thêm vào đó, do bổn phận, đòi linh mục phải mực thước, phải nêu gương, phải khôn khéo… làm cho bổn phận và thánh chức mà ngày xưa khi còn mới mẽ, người linh mục dễ dàng, có khi còn hăm hỡ đón nhận, nay trở thành gánh nặng.
Chiều dài thời gian làm cho một linh mục coi xứ phải nói Lời Chúa, đến một lúc, cái hay, cái mới ban đầu dần khô cạn, anh chị em tín hữu trở nên nhàm chán. Hai bên cứ phải chịu đựng lẫn nhau, đến với nhau, cùng dâng thánh lễ mà không mấy vui tươi phấn khởi.
Cũng là người như anh chị em mình, linh mục cũng có những ưu tư, khắc khoải, vui buồn của riêng mình. Có những điều có thể bộc lộ với hết mọi người, nhưng cũng có những điều không thể nói cho bất cứ ai. Nếu là niềm vui thì không sao, nhưng gặp phải nỗi buồn mà không ai hiểu, không ai thông cảm, nỗi buồn ấy càng quay quắt, càng quặn thắt như muốn đốt cháy tiêu tan tâm hồn, người linh mục dễ rơi vào nỗi cô đơn buốt giá.
Bên cạnh đó, còn biết bao nhiêu hoàn cảnh khác tác động như: bị chống đối, bị hiểu lầm đến từ nhiều phía, hoặc tuổi tác, đau bệnh, sức cùng, lực kiệt… khiến linh mục dễ ngã lòng, muốn buông xuôi. Từ đó công tác truyền giảng dễ dẫn đến bế tắc.
Nói cho tường tận, tất cả trở thành vô cảm, lòng người trở nên khô khan. Bản thân linh mục không còn chí khí. Cuối cùng chỉ còn hai tiếng: đầu hàng.
Nghĩ như thế là tự chôn vùi cuộc đời linh mục của mình vì thiếu hy vọng. Để xảy ra như thế thì thật là bi đát.
Thực tế đã có biết bao nhiêu sự đầu hàng, gục ngã và buông bỏ, đã có biết bao nhiêu gương mù do thiếu quan tâm đến trách vụ của chính mình, lại đi tìm những thứ "bống bẫy" khác của trần thế, để rồi ngày qua ngày đánh rơi hai tiếng "linh mục" cao quý và thiêng thánh của bản thân...
Trong khi đó, những hình ảnh "làm Kitô hữu" nhưng không "với anh em", "làm linh mục" nhưng không "cho anh em" mà người linh mục vô tình hay hữu ý tạo ra, đã để lại vô vàng thứ phản cảm, nặng hơn, đó là những phản chứng không những làm thui chột đời ơn gọi của bản thân, mà còn thui chột niềm tin của bao nhiêu người xung quanh, nhất là của những anh chị em mà mình có trách nhiệm làm mục tử cho họ.
Vẫn mang tiếng là linh mục trước mặt người đời, trong Giáo Hội, nhưng người linh mục đã không còn là "linh mục" đúng nghĩa, không còn là chỗ dựa đức tin cho anh chị em, không còn là gương sáng mà lẽ ra bản thân người linh mục phải luôn luôn trau chuốt, sửa san...
II. SỐNG ƠN GỌI NHƯ TỔ PHỤ ABRAHAM.
Vậy để có thể sống ơn gọi đời mình cho tốt, dựa trên chính mẫu gương đời sống, đức tin, sự nhanh nhẹn vâng phục thánh ý Chúa, sự luôn hướng tâm hồn về cùng Chúa của Tổ phụ Abraham, người linh mục cần rút ra cho mình vài bài học, qua đó tự nuôi dưỡng mình, tự khuôn đúc mình thành người trung thành với lý tưởng, với ơn gọi, với thánh chức mà Chúa thương trao ban.
1. Ném mình cho Thiên Chúa.
Gương quyết sống chết cho đến cùng trong ơn gọi đời mình của Tổ phụ Abraham trở thành chuẩn mực cho tất cả chúng ta, hàng linh mục của Chúa. Chúng ta, những người thuộc miêu duệ của Tổ phụ trong đức tin, hãy bắt chước Tổ phụ mà thực hành đức tin và lòng vâng phục để sống và hoàn thành ơn gọi Chúa ban cách tốt nhất, ngay cả những khi đức tin bị thử thách dữ dội, bị tấn công đến nỗi có lúc tưởng chừng vượt quá mọi giới hạn.
Ném mình hoàn toàn cho Chúa, dẫu có phải gây nên nhiều thổn thức, thì sau những lần đầy thổn thức, Tổ phụ Abraham trải qua và khám phá hết lần này đến lần khác sự ngọt ngào của Chúa trong tình yêu mà Chúa trao tặng.
Cũng vậy, hôm nay chúng ta sống ơn gọi đời mình trong thánh chức linh mục, dẫu có những trầy xướt, hay những quặn thắt đến đâu, thì xin đừng bao giờ quên ném mình cho Chúa để tùy nghi Chúa sử dụng bản thân, khả năng và cả cuộc đời mình.
Chúng ta chỉ là người thụ động nhận lãnh ơn gọi từ nơi Chúa và đáp trả bằng nỗ lực của bản thân mà không làm ra ơn gọi ấy cho mình, thì hãy nhớ, không bao giờ Chúa ban cho ai ơn gì, rồi Chúa cắt đứt tương quan để người ấy tự bơi ra biển lớn rồi muốn làm gì thì làm.
Chúa luôn đòi chúng ta hãy nhớ lại nguồn gốc ơn gọi của mình mà quay về với Chúa, tìm cách giữ liên lạc với Chúa, phó thác cho Chúa, mạnh dạn để Chúa điều khiển như ý Chúa muốn.
Chúng ta sống ơn gọi thánh chức mà Chúa ban là phải tin tuyệt đối nơi Chúa, đặt đời mình trong tay Chúa. Từ nay Chúa làm chủ đời mình. Sống cho Chúa, và nếu cần, chết cho Chúa.
Hãy luôn tâm niệm như thánh Phaolô đã nêu gương: "Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi" (Gal 2, 20). Chỉ có ném mình cho Chúa như thế, ta mới có thể chứng tỏ mình đang sống một cách dữ dội chính ơn gọi đời mình.
Sống ơn gọi đời mình như thế là sống niềm phó thác trọn vẹn. Chỉ có phó thác đến cùng, ta mới cảm nhận sự ngọt ngào của tình yêu Chúa ban cho ta, như đã từng ban cho Tổ phụ Abraham.
2. Vượt qua mọi thử thách.
Hãy luôn ghi khắc và ghi khắc thật sâu điều này: Sống ơn gọi thánh chức mà Chúa ban không cất khỏi cuộc đời chúng ta những thương đau, những rát buốt. Ngược lại, do phải thực hiện ơn gọi đời mình, nhất là nỗ lực thực hiện sao cho đầy đặn, sao cho tròn trịa nhất có thể, thì thử thách càng giăng mắc, khó khăn càng chồng chất.
Những thách thức ấy tấn công: Hoặc để trui rèn ý chí quyết chiến đấu, ý chí quyết vươn lên, ý chí mãnh liệt cho một đức tin không dễ dàng bị đánh bại; Hoặc sẽ mãi mãi đổ vỡ, gục ngã và thất bại nếu ta yếu đuối, dễ chán chường, dễ thất vọng, không trông cậy vào sức chiến đấu của ơn Chúa, không khiêm nhường nhận diện lại chính mình và bỏ bê việc nối kết cùng Chúa trong sự chìm lắng của cầu nguyện.
Gương vượt lên và chấp nhận đối đầu với đau khổ của Tổ phụ Abraham là bài học vô giá cho mỗi chúng ta. Trong mọi hoàn cảnh, dù yếu đuối hay khỏe khoắn, dù bất hạnh hay sung sướng, dù tăm tối hay tỏ tường, dù đơn độc hay hạnh phúc, dù bị loại trừ hay được chấp nhận… chỉ có thánh ý Chúa mà thôi. Thánh ý Chúa là tất cả. Thánh ý Chúa chi phối mọi nếp sống, nếp nghĩ, nếp làm, và chi phối mọi tương quan của ta.
Càng khó khăn bao nhiêu, càng phải dò tìm thánh ý Chúa bằng sự cầu nguyện, bằng thái độ khiêm nhường, bằng suy niệm Lời Chúa… Thánh ý Chúa sẽ là nguồn trợ lực duy nhất mà không có bất cứ sự trợ lực nào khác thay thế, giúp ta vượt qua mọi thử thách. Thánh ý Chúa sẽ củng cố thêm mọi nỗ lực, mọi năng lực thánh thiện muốn hiến dâng của bản thân ta.
Xưa trên thánh giá, Chúa Giêsu đã đi đến cùng của sự đau khổ khi chấp nhận hoàn thành thánh ý Thiên Chúa. Lời than thở của Chúa Giêsu trên thánh giá "Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Chúa nỡ bỏ con" (Mt 15, 34), sẽ giúp chúng ta hiểu thế nào là gai chông của việc sống và hoàn thành ơn gọi làm linh mục theo thánh ý Chúa. Hãy nhìn lên Chúa Giêsu, chúng ta sẽ có thêm động lực để tự kéo mình chạy về phía ơn gọi của Chúa.
3. Chấp nhận hiến dâng chính mình.
Cùng với việc vượt thử thách là hiến dâng chính mình. Tổ phụ Abraham có thể leo lên đến đỉnh điểm của thánh ý Chúa, là nhờ ông hiến dâng chính mình. Ông làm được tất cả mọi sự trong ơn gọi mà Chúa muốn ông thực hiện, chỉ vì trên hết mọi sự, ông đã hiến dâng mình cho Chúa.
Trước khi ông có thể bỏ nhà ra đi theo ơn gọi; trước khi ông có thể đánh đổi không chỉ bản thân, mà còn đánh đổi cả người vợ để ra đi tìm đất hứa như Chúa hứa, nhưng hoàn toàn đi trong mịt mù; trước khi ông có thể tin lời hứa có một dòng dõi; trước khi ông có thể đợi chờ hàng chục năm để có một người con trai nối dõi; trước khi ông vâng lời mời gọi đớn đau và khủng khiếp là hiến dâng con mình cho Chúa… Trước khi tất cả những điều ấy xảy ra, Tổ phụ Abraham đã chấp nhận hiến dâng chính mình.
Sống thánh chức linh mục trọn đời, dẫu đó là ơn gọi đến từ Thiên Chúa, không phải lúc nào cũng suông sẻ. Sẽ xảy ra cho chính linh mục nhiều bất ổn, nhiều nguy biến… Chỉ có tình yêu hiến dâng chính mình cho Thiên Chúa, mới không làm linh mục cạn kiệt sức chịu đựng, không đánh mất nghị lực sống, không làm tiêu tan niềm hy vọng sống, không vùi giập ước mơ thăng tiến, không tiêu tan tình yêu dành cho Thiên Chúa, cho đời, cho người, cho chính ơn gọi, hay trọng trách của mình…
Hiến dâng chính mình là cách sống ơn gọi tuyệt vời, để biến mình thành đồng trụ vững chắc "vượt trên mọi đầu sóng ngọn gió", nhằm hoàn thành thiên chức mà Chúa trao cho mình trọn đời.
Chúng ta hiến dâng chính mình để hoàn thành ơn gọi theo kiểu mẫu của Chúa Kitô dâng mình cho Thiên Chúa cách hoàn hảo mà thư Dothái diễn tả: "Ðức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xóa tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con... Rồi Người nói: Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài. Thế là Người bãi bỏ các lễ tế cũ mà thiết lập lễ tế mới. Theo ý đó, chúng ta được thánh hóa nhờ Ðức Giêsu Kitô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ" (Dt 10, 6-7.9-10).
Chỉ có thể hiến dâng mình để hoàn thành ơn gọi đời mình như Chúa Kitô, và trong Chúa Kitô, chúng ta mới mong thánh hóa mình, và thánh hóa muôn người như "chúng ta được thánh hóa nhờ Ðức Giêsu Kitô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế" vậy.
4. Xả thân cho lý tưởng mà bản thân đã chọn lựa.
Trong tất cả mọi hành vi quên mình mà Tổ phụ Abraham đã thể hiện, cho thấy ông đã chọn Thiên Chúa làm lý tưởng đời mình. Vì chỉ có Chúa là lý tưởng cao cả dòi dọi trên cuộc đời của ông, mới có thể khiến ông chỉ quyết một lòng sống chết cách quả cảm cho ơn gọi mà thôi. Xả thân cho lý tưởng mà mình đã chọn lựa, đối với Tổ phụ Abraham, đó là con đường duy nhất, bước đi mạnh mẽ nhất, hành vi kiên định nhất, không có bất cứ cái gì khác có thể làm suy suyễn, làm thay đổi suy nghĩ của ông, hay bắt ông phải dừng lại.
Cũng vậy, sống và thực thi thánh chức linh mục của mình như Chúa muốn, người linh mục cũng hãy XÁC QUYẾT NƠI THIÊN CHÚA, ĐẤNG DUY NHẤT LÀ LÝ TƯỞNG ĐỜI MÌNH. Không phải xác quyết một lần là đủ, nhưng là thường xuyên lặp đi lặp lại suốt đời.
Một khi đã xác quyết lý tưởng rồi, chúng ta một mực xả thân cho lý tưởng mà bản thân mình ra sức phấn đấu và chọn lựa. Và nếu Chúa là lý tưởng đời mình, chúng ta không còn cách nào khác, mà chỉ một con đường duy nhất là sống chết cho lý tưởng, nghĩa là sống chết cho một mình Thiên Chúa mà thôi.
Lý tưởng là Thiên Chúa mà chúng ta chọn lựa sẽ chi phối tất cả mọi nếp sống, nếp nghĩ, liên tục suốt đời ta. Hay nói đúng hơn, sống ơn gọi theo lý tưởng là Thiên Chúa, ta sẽ chấp nhận để Thiên Chúa thành chủ đích, thành kết quả, thành định hướng, thành hành động, thành mãnh lực sống, thành nguồn và dộng lực sống… của cuộc đời mình.
Hãy sống can trường và hãy chết anh dũng cho lý tưởng. Đó là tấm gương vô giá mà các tông đồ của Chúa Kitô đã để lại cho chúng ta trong khi các ngài thực thi ơn gọi của các ngài.
Các tông đồ đã nêu cao hành động sống không khoan nhượng cho sự hèn yếu và chết tích cực cho tình yêu đối với ơn gọi đời mình. Chúng ta cùng đọc lại một đoạn trích sách Công Vụ Tông Đồ như một minh chứng cho tình yêu xả thân vì lý tưởng mà chúng ta cần học đòi bắt chước: "Thời ấy, vua Hêrôđê ra tay ngược đãi một số người trong Hội Thánh. Nhà vua đã cho chém đầu ông Giacôbê là anh ông Gioan. Thấy việc đó làm vừa lòng người Dothái, nhà vua lại cho bắt cả ông Phêrô nữa…" (Cv 12, 1-3).
III. CỨU CÁNH KHÔNG THỂ THIẾU.
Đối diện cùng muôn vàn thử thách, người linh mục không thể chiến đấu một mình mà có thể chiến thắng. Ngoài Nhà Tạm, nơi mà linh mục không bao giờ được phép xa cách, cùng với việc cử hành bí tích cách sốt sắng, kinh thần vụ, lần chuỗi Mân Côi và biết bao nhiêu phương tiện đạo đức, phương tiện thánh hóa khác..., linh mục hãy giữ chặt trong trái tim mình Lời mạc khải của Thiên Chúa.
Nơi vô số những mạc khải của Chúa là nguồn sống đích thực cho thánh chức linh mục, người linh mục sẽ thấy Chúa đồng hành, thấy Chúa luôn ở cùng, thấy Chúa nhẹ nhàng ủi an, săn sóc, gần gũi, che chắn, bảo vệ...
Ngoài Tổ phụ Abraham như đã nói bên trên, chúng tôi sẽ ghi nhận thêm sau đây một số những tấm gương cần thiết cho đời linh mục của mỗi chúng ta. Những tấm gương đó cũng xuất phát từ những trang Kinh Thánh, tức là xuất phát từ chính Lời mạc khải chính thức của Thiên Chúa. Chẳng hạn:
Chính ông Môisen, một nhà giải phóng dân tộc lừng danh, được Chúa tin tưởng trao cho sứ mạng đưa dân của Chúa thoát cảnh lầm than nô lệ cho Aicập, cũng đã từng quặn thắt tâm hồn, đã từng than trách với Chúa và muốn chết đi:
“Sao Ngài lại làm khổ tôi tớ Ngài? Tại sao con không đẹp lòng Ngài, khiến Ngài đặt gánh nặng tất cả dân này lên vai con? Có phải con đã cưu mang dân này đâu, có phải con sinh ra nó đâu?… Một mình con không thể gánh cả dân này được nữa, vì nó nặng quá sức con. Nếu Ngài xử với con như vậy, thì thà giết con đi còn hơn…” (Ds 11, 12 tt).
Đến như tiên tri Êlia, trong nỗi khổ của một kẻ chạy trốn vì hoàng hậu Giêgiaben đang tìm giết, dẫu là người vô cùng can đảm cũng đã phải thốt lên: “Lạy Đức Chúa, đủ rồi! Bây giờ xin Chúa lấy mạng sống con đi, vì con chẳng hơn gì cha ông của con” (1V 19, 4).
Tiên tri Giêrêmia cũng chung số phận: Vì phải sống và loan báo Lời Chúa, nhà tiên tri bị người đời ghét bỏ, bị những kẻ xấu chống đối dữ dội, và thù hận đến mức có những lúc ông đau khổ một cách tuyện vọng, chỉ còn biết trách móc cái ngày ông sinh ra và than van cho số phận bạc kiếp của mình:
“Thật đáng nguyền rủa ngày tôi được sinh ra. Ngày mẹ tôi sinh ra tôi không đáng được chúc lành. Tại sao tôi lại không chết ngay trong lòng mẹ, để mẹ tôi nên nấm mồ chôn tôi, và lòng bà cưu mang tôi mãi mãi? Tôi đã lọt lòng mẹ để làm chi? Phải chăng chỉ để thấy toàn gian khổ buồn sầu, và thấy cuộc đời qua đi trong tủi hổ” (Gr 21, 14. 17 – 18).
Và rất nhiều những con người đạo đức, thánh thiện, lẽ ra được tràn đầy hạnh phúc, thì ngược lại, số phận cứ mãi lênh đênh bạc bẽo, đau khổ tột cùng như ông Gióp, tiên tri Giona, Tôbia, Isaia, Amốt…
Đến vị tiên tri cuối cùng của Cựu ước là thánh Gioan Tẩy giả cũng đã từng hoang mang đến mức nghi ngờ: “Thưa Thầy, Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay chúng tôi phải chờ đợi ai khác?” (Mt 11, 3). Cuối đời, vì lẽ sống và sự thật, thánh Gioan cũng không đi ngoài con đường mà những người tiền nhiệm đã đi: nếm trải nỗi đau khổ, tù tội và cái chết bi ai (x.Mc 6, 17 –29)…
Bởi thế, càng u uất, thất bại và chán nản bao nhiêu, linh mục càng phải suy niệm Thánh Kinh gấp nhiều lần bấy nhiêu. Nơi Lời Mạc khải của Thiên Chúa, linh mục sẽ tìm thấy nguồn an ủi, lời động viên, sức nóng đủ hâm lại nhiệt huyết của mình. Và trên hết, nơi Lời Chúa, linh mục lấy lại sự thánh thiện, lấy lại đức tin, niềm hy vọng và phó thác vào tay Chúa là Đấng luôn quan phòng điều khiển mọi sự.
Hãy nhớ rằng, linh mục chỉ là dụng cụ trong tay Thiên Chúa. Vì thế hãy cứ gieo hạt giống Tin Mừng, gieo khắp nơi, gieo mọi lúc. Hãy tin rằng, người gieo hạt giống Lời Chúa nếu chỉ là kẻ bất lực, thì quyền năng Thiên Chúa sẽ mạnh mẽ. Chỉ có Chúa mới làm cho xấu trở nên tốt. Dẫu cho người gieo là chính linh mục có sống trong tội lỗi đi nữa, thì chỉ có Chúa mới có thể rút ra điều tốt từ những gì mà trong con mắt con người chỉ là cái xấu.
Hãy gieo Lời Chúa và hãy tin mãnh liệt rằng, hạt giống Lời Chúa vẫn nảy mầm và mọc lên, dù đêm hay ngày và người gieo ngủ hay thức (Mc 4, 27). Có thể có hạt rơi trên sỏi đá, rơi trên đất khô cằn. Nhưng sẽ có những hạt rơi trên đất tốt và sinh hoa kết trái: hạt được một trăm, hạt được sáu mươi, hạt được ba mươi (Mt 13, 8).