Người ta tranh tụng nhau về bản quyền. Dùng tài liệu của người khác không phép là hình thức ăn cắp trí tuệ. Lấy tư tưởng của người khác mà không ghi rõ tên tác giả, tên sách, nhà xuất bản, trang và năm xuất bản bị coi là gian lận trí tuệ. Mục đích chính của tranh tụng bản quyền vì danh lợi. Nếu không hưởng danh thì hưởng lợi, tiền bồi thương. Hầu hết tranh tụng bản quyền là do tranh giành cả danh lẫn tài chánh. Tranh tụng không lấy lại trí tuệ đã bị đánh cắp nhưng hưởng tiền bồi thường về bản quyền.

Đức Kitô là Đấng duy nhất không giữ bản quyền tình yêu và giáo huấn cho cá nhân Ngài; trái lại còn khích lệ môn đệ bắt chước, học theo, mô phỏng theo tình yêu Ngài dành cho nhân loại. Lời khuyến khích này được nâng lên thành giới răn, giới luật yêu thương

'Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Người ta nhận biết anh em là môn đệ Thầy là anh em yêu thương nhau'. Gn 13: 35

Câu này cho biết yêu thương bác nhịp cầu, mối giây liên kết. Nhịp cầu này phỏng theo nhịp cầu Đức kitô liên kết với toàn thể nhân loại. Phần thứ hai của câu trên cho biết yêu thương trở thành nhãn hiệu hoàn cầu của Kitô hữu. Nhìn vào lối sống yêu thương người ta nhận biết người đó là môn đệ Đức Kitô. Giới luật yêu thương của Đức Kitô khác hẳn mọi truyền thống yêu thương dựa vào văn hoá xã hội. Từ Đông sang Tây văn hoá nào cũng đề cao kêu yêu thương. Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế thì hầu như không văn hoá, truyền thống nào giống văn hoá, truyền thống nào. Yêu thương theo văn hoá, truyền thống thường muôn màu, muôn sắc và giới hạn trong khuôn khổ địa phương. Giới luật yêu thương của Đức Kitô vừa bất biến với thời gian vừa là khuôn mẫu hoàn cầu. Căn bản của giới luật bao gồm khiêm nhường, và hy sinh vô vị lợi. Đức Kitô đưa ra giới luật yêu thương. Ngài đi trước mở đường cho Kitô hữu noi theo, bước theo. Khiêm nhường trong yêu thương là nâng người mình yêu lên ngang hàng, biến họ thành bạn hữu.

'Không có tình yêu nào cao quí hơn tình yêu của người hy sinh tính mạng mình vì bạn hữu. Anh em là bạn hữu của Thầy.' 15:13

Đức Kitô, Đấng vô tội, thực hành giới luật yêu thương bằng cách gánh tội tha nhân. Ngài tự hiến mạng sống mình, chết thay cho tha nhân để họ được sống. Đức kitô kêu gọi môn đệ bước theo con đường hy sinh đó. Yêu thương chân thành luôn chung vai, sát cánh với hy sinh, tận hiến. Thiếu tận hiến hy sinh tình yêu trở thành trống rỗng, môi mép. Yêu thương mong đáp trả; yêu thương là một giao kèo. Món nợ: có vay, có trả. Yêu thương không mong đáp trả mới đúng nghĩa giới luật yêu thương. Yêu thương cao trọng nên vô giá. Vì thế chỉ có yêu thương mới đáp lại yêu thương. Kitô hữu yêu mến tha nhân bằng chính tình yêu mình. Tha nhân nhìn vào tình yêu tự nguyện hiến dâng để nhận biết người đó là môn đệ Đức Kitô.

Yêu mến tha nhân làm rạng Danh Đức Kitô hơn tất cả mọi nghi lễ.

TiengChuong.org