Ngày 19-10-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Các gia đình tham gia sứ mạng loan Tin Mừng
LM Inhaxiô Trần Ngà
07:54 19/10/2010
Lễ khánh nhật truyền giáo

Khao khát mãnh liệt nhất, đồng thời là sứ mạng cao cả nhất của Chúa Giê-su khi đến trần gian là cứu rỗi nhân loại và dẫn đưa mọi người về với Chúa Cha.

Nhằm đạt tới mục tiêu quan trọng nầy, Chúa Giê-su tuần tự thực hiện các bước sau đây:

Sai mười hai tông đồ đi giảng

“Đức Giê-su tập họp Nhóm Mười Hai lại, ban cho các ông năng lực và quyền phép để trừ mọi thứ quỷ và chữa các bệnh tật. Người sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân.” (Luca 9, 1-2. Mt 10, 1-5))

Sai thêm bảy mươi hai môn đệ khác

Mười hai người thợ gặt trơ trọi giữa cánh đồng bao la là một đội ngũ quá khiêm tốn, nên “sau đó, Chúa chỉ định bảy mươi hai người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến.” (Lc 10,1)

Huy động các tín hữu tham gia

Nhưng cánh đồng truyền giáo mênh mông bao trùm khắp trái đất, lực lượng mười hai tông đồ và bảy mươi hai môn đệ chẳng thấm vào đâu, nên qua giai đoạn thứ ba, Chúa Giê-su huy động tất cả mọi tín hữu tham gia vào sứ mạng nầy.

Huy động cách nào?

Chúa Giê-su lập nên Bí tích Thánh Tẩy để tháp nhập các tín hữu vào Thân Mình Chúa Giê-su, cho họ trở thành những chi thể trong Thân Mình Người.

Giáo lý công giáo dạy: “Bí Tích Thánh Tẩy làm cho chúng ta thành chi thể trong Thân Thể Chúa Giê-su (xem giáo lý công giáo số 1267)

Thánh Phao-lô cũng nhắc nhở chúng ta điều nầy: “Anh em không biết rằng anh em là phần thân thể của Chúa Giê-su sao!” (I cor 6, 15)

Vì mọi chi thể đều tham gia vào công việc của toàn thân, nên một khi đã trở thành chi thể Chúa Giê-su thì chúng ta phải tham gia vào sứ mạng hệ trọng nhất của Chúa Giê-su là sứ mạng truyền giáo mà không thể viện bất cứ lý do gì để thoái thác, trừ phi tự tách lìa khỏi thân mình Chúa.

Gia đình đảm nhận sứ mạng truyền giáo

Mỗi năm, cùng với Giáo Hội toàn cầu, Giáo Hội Việt Nam tổ chức ngày cầu nguyện cho việc truyền giáo và phát động công việc truyền giáo rộng rãi khắp các xứ các miền, nhưng kết quả chưa có là bao vì thiếu sự tham gia tích cực của các gia đình công giáo.

Hiện nay Giáo Hội công giáo Việt Nam có chừng sáu triệu người. Nếu tính bình quân mỗi nhà có bốn nhân khẩu thì Giáo Hội Việt Nam gồm có chừng một triệu rưỡi gia đình.

Một triệu rưỡi gia đình là một triệu rưỡi hội thánh tại gia. Mong sao các hội thánh nhỏ nầy tích cực tham gia vào việc loan Tin Mừng, tức là chia sẻ hồng ân đức tin mình đã nhận được cho bao người khác.

Nếu mỗi gia đình công giáo Việt Nam cố gắng đưa một lương dân về với Chúa thì sau một thời gian, Giáo Hội Việt Nam có thêm một triệu rưỡi người gia nhập đạo thánh Chúa. Một con số đẹp tuyệt vời!

Cầu xin cho các gia đình công giáo quyết tâm sống đạo đức gương mẫu, kết nghĩa thân tình với một vài lương dân, dành nhiều yêu thương cho họ và tìm cách chia sẻ hồng ân đức tin cho họ. Hy vọng nhờ thế, sẽ có thêm người nhận biết Thiên Chúa là Cha và gia nhập vào Gia Đình Hội Thánh Chúa.

Chúa Thánh Thần là động cơ của việc chia sẻ hồng ân đức tin (loan Tin Mừng)

Sau khi Chúa Giê-su sống lại và lên trời, các tông đồ cảm thấy bơ vơ lạc lõng như chiên không chủ, như rắn mất đầu và các ngài co cụm lại trong căn phòng đóng kín như những thân xác không hồn. Thế rồi, sau khi đã lãnh nhận dồi dào Chúa Thánh Thần vào ngày Lễ Ngũ Tuần, các tông đồ trở nên những người mới can trường, mạnh mẽ, hiên ngang lên đường loan báo Tin Mừng và làm chứng cho Chúa Ki-tô.

Vậy thì cần phải có một lễ hiện xuống mới trong các gia đình công giáo. Cần phải tha thiết cầu xin Chúa Thánh Thần ngự đến dồi dào trong các gia đình tín hữu, biến họ thành những tông đồ của thế kỷ hôm nay, tích cực chia sẻ hồng ân đức tin cho nhiều người.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:57 19/10/2010
MỐT (thời thượng)

N2T


Giữa năm thứ hai mươi mốt thời Đông Hán Thuận đế tại vị, xuất hiện rất nhiều nhân tài vì Hán triều mà cống hiến rất nhiều công lao, cho nên trong sách lịch sử có ghi “anh tài kiệt xuất doãn tập”, do đó chữ “mốt” là người xưa chỉ những người anh tài kiệt xuất. Ví dụ: thời nhà Minh có một thư sinh tên là Điền Mạt, Điền Mạt có một hồi làm thầy giáo cho nhà Trương Vận Sử, đến ngày trình diện thì có rất nhiều bạn bè nổi tiếng cùng đến tiễn đưa anh ta đến nhà họ Trương.

Trương Vận Sử nhìn thấy thầy giáo mới dẫn rất nhiều “anh tài kiệt xuất” đến nhà mình thì rất phấn khởi, bèn dặn dò tôi tớ trong nhà chuẩn bị tiệc rượu thết đãi mọi người, cho đến nỗi chữ “anh tài kiệt xuất” biến thành câu nói lưu hành rất nhanh.

(Hậu Hán thư, Thuận đế ký)

Suy tư:

“Mốt thời thượng” là câu nói để chỉ những kiểu áo quần, cách sinh hoạt, phong cách của những người có phong cách thời đại và có khi đi tụt lùi thời đại, ví dụ như mặc áo quần theo mốt thời thượng, xây nhà theo mốt thời thượng, ăn uống theo mốt thời thượng... thực ra, mốt thì chẳng có gì mới cả, chỉ là lấy lại của quá khứ mà thôi, cho nên mói nói: mốt thời thượng, tức là thời thượng cổ đó mà.

Có những nhà thờ cha sở không cho giáo dân đọc kinh nhiều, vì các ngài cho rằng chuyện đọc kinh nhiều và đọc dài là xưa rồi, nên các ngài khuyên giáo dân nên đọc Thánh Kinh nhiều hơn, đọc Thánh Kinh là điều rất nên làm, nhưng đừng biến nó thành cái “mốt” để rồi chê bai những lời kinh nguyện tuy dài nhưng đầy đủ ý nghĩa Thánh Kinh và tâm tình trong đó, nhất là đừng làm nhụt chí lòng đạo đức của những người già trong giáo xứ.

Đọc Thánh Kinh, cầu nguyện, dâng thánh lễ và những việc đạo đức khác là “mốt thời thượng” của người Ki-tô hữu, mốt thời thượng này không bao giờ bị lạc hậu cả, bởi vì chính Chúa Thánh Thần đã tạo ra những “mốt thời thượng” này trong Giáo Hội Công Giáo, để tất cả những ai tin thì được sống đời đời.

-----------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:00 19/10/2010
N2T


9. Nếu chúng ta chỉ có thinh lặng bên ngoài mà lại thiếu thinh lặng trong tâm hồn, thì có ích chi ?

(Thánh Gregory)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video Kịch Thánh Mary Mackillop tại Gx Thánh Marcô Inala Úc Châu
Hoàng Tâm
06:05 19/10/2010
Video Kịch Thánh Mary Mackillop do Đoàn Thanh Niên Giáo xứ Thánh Marcô Inala Úc Châu trình diễn trong ngày mừng lễ phong thánh vị thánh đầu tiên của Úc Đại Lợi. Chúa Nhật 17 tháng 10 năm 2010.

Phần I



Phần II



 
Video Lễ Phong Thánh cho vị Thánh Úc đầu tiên
VietCatholic Network
08:58 19/10/2010
 
Giáo hội Ấn độ tung ra cổng điện tử cho giới trẻ
BTGH
15:05 19/10/2010
UCAN 18.10 - Giáo Hội ở Ấn Độ đã tung ra một cổng điện tử mới cho giới trẻ với những tiện ích mạng đa truyền thông và xã hội, quả quyết đó sẽ là trang, ạng đầu tiên của Giáo Hội liên kết nội dung với các điện thoại di động. Sứ Thần Tòa Thánh ở Ấn Độ, Đức TGM Salvatore Pennacchio tung ra trang điện tử nầy tại buổi lễ bế mạc hội nghị giới trẻ toàn quốc vào 17.10 ở Shillong, thủ phủ bang Meghalaya đa số Kitô giáo,dưới sự chứng kiến của khoảng 60.000 thanh niên từ toàn nước Ấn, đặc biệt từ các bang đông bắc, cùng với khoảng 400 linh mục. Cổng điện tử www.youthactiv8.org được hình dung, triển khai và duy trì với sự vộng tác của Ucanews.com, hãng tin Công giáo có trụ sở ở Bangkok chuyên về tin tức Giáo Hội Á Châu. Phong Trào Giới Trẻ Công Giáo Ấn Độ hoạt động dưới văn phòng giới trẻ HĐGM Ấn cộng tác vào việc phát huy trang điện tử nầy. Cha Kelly nói giữa tiếng vỗ tay hoan hô của giới trẻ: ” Trang điện tử nầy dành cho các con và đây là trang điện tử của các con. Giáo Hội là một cộng đồng của các cộng đồng. Và chia sẻ là vấn đề thiết yếu của các cộng đồng”. Trang điện tử nầy sẽ giúp xây dựng và giữ vững các cộng đồng nầy.
 
Bổ nhiệm mới tại Vatican
Vatican
15:07 19/10/2010
VATICAN - Ngày 16.10, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm các thành viên Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin:

+ ĐHY Peter Kodwo Appiah Turkson, chủ tịch HĐ giáo hoàng Công Lý và Hoà Bình;

+ Marc Ouellet, Tổng Trưởng Thánh Bộ Các Giám Mục;

+ ĐGM Angelo Amato, Tổng Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh

+ ĐGM Kurt Koch, chủ tịch HĐ Giáo Hoàng về Hiệp Nhất Kitô hữu.
 
Nam Úc, Video Phóng Sự Rước, Mừng Đại Lễ Phong Thánh Mary Mackillop
Tòng-Vĩnh-Đàn-Tuất-Tâm
22:58 19/10/2010
 
Top Stories
Bishop Julian blesses new statues at Sydney's Vietnamese Catholic Pastoral and Pilgrimage Centre
Rev. Paul Van Chi Chu
07:00 19/10/2010
The Vietnamese Catholic Community in Sydney Archdiocese commemorates Saint Mary MacKillop and attends the blessing of Stations of the Cross.

On the Sunday morning Oct. 17, the canonisation day of Saint Mary MacKillop, 6000 Vietnamese Catholics and representatives of other denominations from several states gathered at the Vietnamese Catholic Pastoral and Pilgrimage Centre in Bringelly, Sydney to honour the first saint of Australia and to attend the inauguration ceremony of Stations of the Cross and the statue of Our Lady for Boat People.

Bishop Julian Porteous, Auxiliary Bishop of Sydney, presided over the Blessing of statues before a fantastic procession was held to honour Saint MacKillop and Our Lady of La Vang. The march started from Our Lady of Fatima Shrine, and ended at the new podium where Bishop Julian and dozen Vietnamese priests concelebrated a Thanksgiving Mass.

The new podium, built on a lake, contributes significantly to the beauty of the landmark.

When the statues of Our Lady of La Vang and Saint MacKillop arrived at the podium, Bishop Julian; Fr. Toàn Nguyễn; Mrs Wendy Waller, Mayor of Liverpool; and Mr Giang Hoan, chairman of the Church Council, cutted the silk ribbons to inaugurate the new podium.

During the Thanksgiving Mass, the combined choir of St. Paul Le Bao Tinh including 200 members performed a wide variety of music in a gospel style. The Catholic Youth Association performed a dance for reflection of offering.

In his homily, Bishop Julian spent a great length of his sermon on moved stories relating to Saint Mary MacKillop and Our Lady of La Vang, and Vietnamese Boat People.

Before the final blessing, Bishop Julian read the Decree of Plenary Indulgence of 7 years for the Vietnamese Catholic Pilgrimage Centre from Vatican. Father Paul Van Chi Chu helped to translate read it into Vietnamese.

After Mass, the distinguished guests and the whole community enjoyed a joyful party.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Hợp Châu chào đón ĐC Thái Bình thăm viếng mục vụ
Bình An
08:03 19/10/2010
THÁI BÌNH - Vào lúc 16g00 ngày 16/10/2010, Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ, giám mục giáo phận Thái Bình đã tới thăm và làm mục vụ tại giáo xứ Hợp Châu, giáo hạt Tiền Hải, giáo phận Thái Bình. Cùng đồng tế với Đức cha có cha quản nhiệm Giuse Mai Trần Nga và quý cha.

Giáo xứ Hợp Châu ngày nay thuộc thôn Hợp Châu, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Vào khoảng thế kỷ 18 trong thời kỳ cấm đạo, để trốn quan quân, cụ Vinhsơn Đinh Bá Điền và một số người khác từ làng Phương Viên (nay là xứ Đông Thành) ra khu cồn cát trắng của biển Đông lập ấp và gọi tên là làng Tiền Châu, có dựng một ngôi nhà nguyện để sớm tối cầu nguyện. Năm 1865 số giáo dân đã gia tăng, các cụ đã đệ đơn bề trên xin thành lập họ giáo. Năm 1882 bề trên giáo phận cho phép thành lập họ giáo, lấy tên là họ giáo Hợp Châu và nhận thánh Giuse Công Nhân làm quan thầy. Năm 1885 nhà thờ bị đổ hoàn toàn do trận bão lớn. Họ giáo cùng nhau xây dựng ngôi nhà thờ khác, cách chỗ cũ 100m về phía Bắc. Năm 1933 số giáo dân tăng khá đông cộng với sự xuống cấp của nhà thờ cũ, họ giáo đã quyết định xây dựng ngôi nhà thờ khác, và được tu sửa lại vào năm 1980. Vì là làng ven biển luôn chịu nhiều thiên tai cũng như trải qua năm tháng và chiến tranh, ngôi thánh đường cũ không còn đảm bảo an toàn khi dâng lễ và cầu nguyện, do đó ngày 20/8/2003 giáo họ đã khởi công xây dựng ngôi nhà thời mới và hoàn thành vào ngày 1/5/2005.

Ngày 2/12/2006, Đức cha Fx. Nguyễn Văn Sang, nguyên Giám mục giáo phận Thái Bình đã ban sắc nâng họ giáo Hợp Châu thành giáo xứ Hợp Châu. Giáo xứ Hợp Châu có hai họ lẻ là họ giáo Lộc Trung và họ giáo Ngọc Châu, với số giáo dân toàn xứ hiện tại là 1601 người.

Đúng 17 giờ, cha Giuse Mai Trần Nga, (quản nhiệm giáo xứ) cùng cộng đoàn đã xếp hàng từ cổng nhà thờ với cờ hoa lộng lẫy để chào đón Đức cha và quý cha. Vào tời thánh đường, Đức cha cùng với cộng đoàn chầu Thánh Thể trong khoảng thời gian ngắn. Sau đó Đức cha ban lời huấn dụ cho cộng đoàn.

Là giáo xứ vùng biển, ngoài công việc đồng áng, Hợp Châu còn thêm nghề đánh bắt cá biển, nên cuộc sống nơi đây khá bận mải. Những thắc mắc của giáo dân nêu lên khá đa dạng: làm thế nào nuôi dạy con cái, lo cho tương lai của giáo xứ, và xin cho có một cha xứ đến trông coi giáo xứ. Với tấm lòng của người mục tử, Đức cha thấu hiểu con cái của mình, ngài nhắn nhủ mọi người hãy bình tĩnh và đợi hai hoặc ba năm nữa sẽ có các tu sỹ về ở với chúng ta. Ngài cũng kêu gọi mọi người hãy dâng hiến con cái mình cho Thiên Chúa và Giáo Hội mới mong có nhiều các cha, các thầy, các sơ đến giúp giáo xứ.

Bài giảng trong thánh lễ, Đức cha nhắn nhủ giáo dân giáo xứ Hợp Châu hãy cảm tạ Thiên Chúa vì muôn ơn lành Chúa ban cho giáo xứ và cho mỗi người chúng ta bấy lâu nay; hãy noi gương các bậc tiền nhân đã can đảm sống Đức Tin, đã sẵn sàng hy sinh mạng sống để làm chứng cho Chúa và truyền lại kho tàng Đức Tin vô giá cho chúng ta hôm nay.

“Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9,10). Ngài kêu gọi mọi người hãy cộng tác với giáo phận, giáo xứ, cha xứ và với nhau để đem Chúa đến cho những người chưa nhận biết Chúa. Ngài cũng động viên các bậc cha mẹ hãy ý thức về trách nhiệm giáo dục con cái và hãy nêu gương sáng cho con cái mình trong đời sống hằng ngày. Hãy cộng tác với cha xứ và những người có trách nhiệm trong giáo xứ để giúp đỡ và hướng dẫn các em trở nên những con người tốt lành, thánh thiện có ích cho Giáo Hội, xã hội và xứng đáng là những tín hữu Chúa Kitô.

Trước khi ban phép lành cuối lễ, vị đại diện giáo xứ cám ơn Đức cha giáo phận đã đến thăm và động viên đoàn chiên nơi vùng biển hẻo lánh; cám ơn quý cha, quý tu sỹ nam nữ và mọi thành phần dân Chúa đã cầu nguyện, giúp đỡ giáo xứ Hợp Châu bấy lâu nay; xin tiếp tục cầu nguyện và giúp đỡ giáo xứ ngày một thăng tiến về mọi mặt để mai ngày cùng hưởng hạnh phúc Chúa hứa ban.
 
Thánh Lễ đặt viên đá xây dựng nhà thờ và Thêm Sức tại giáo xứ Núi Ô
Trường Giang
08:08 19/10/2010
BẮC NINH:-Sáng ngày 19/10/2010, toàn thể giáo dân giáo xứ Núi Ô và các xứ lân cận thuộc giáo phận Bắc ninh vui mừng tham dự thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi thánh đường mới và hơn 40 em trong giáo xứ được lãnh nhận bí tích Thêm sức.

Xem hình ảnh

Cha Giuse Nguyễn Đức Hiểu, đại diện đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt chủ sự thánh lễ, cùng đồng tế với ngài có cha quản hạt Bắc giang Giuse Nguyễn Huy Tảo, cha quản xứ Núi Ô Đaminh Nguyễn Văn Tuyên, cùng nhiều quý cha trong giáo phận.

Chia sẻ cùng cộng đoàn trong bài giảng, cha giảng lễ đã nhấn mạnh đến hai đền thờ, “một đền thờ bên trong tâm hồn và một đền thờ bên ngoài” và kêu mời cộng đoàn giáo xứ Núi Ô phải xây xựng cả hai đền thờ đó trong đời sống hàng ngày.

Ngỏ lời cùng hơn 40 em lãnh nhận bí tích Thêm sức hôm nay, cha chủ tế đã nói lên sức mạnh của Chúa Thánh Thần trong đời sống người Kitô hữu, và mời gọi các em hãy xây dựng đền thờ tâm hồn của mình bằng đời sống cầu nguyện, học hỏi giáo lý, tham gia phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể và sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần trong suốt cuộc đời.

Sau cùng, cha chủ tế nói lên niềm hy vọng của giáo phận và giáo xứ nơi các em. Ngài cầu chúc cho các em sẽ trở thành những chủ nhân ưu tú của Giáo hội và xã hội trong tương lai. Cha chủ tế cũng cầu chúc cho giáo xứ Núi Ô sớm hoàn tất được ngôi thánh đường mới, vì ngôi thánh đường này là niềm mong đợi của bao nhiêu thế hệ giáo dân trong giáo xứ Núi Ô.

Đôi nét về giáo xứ Núi Ô:

Núi Ô là giáo xứ thuộc vùng đồng chiêm trũng nằm ở hữu ngạn Sông Thương, thuộc thôn Núi Ô, xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, cách tòa giám mục Bắc ninh 40 Km về phía Bắc và cách thành phố Bắc giang 20 Km về hướng Nam.

Tin mừng đã được rao giảng ở vùng đất Núi Ô từ những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Mới đầu chỉ có một vài người đón nhận Tin mừng, tuy nhiên Tin mừng đã dần dần bám dễ sâu vào dải đất thân yêu này và đã sinh hoa kết trái. Ngày nay, tuy gặp nhiều khó khắn nhưng giáo xứ Núi Ô đã có hơn một nghìn nhân danh.

Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm trong lịch sử, nhưng người dân thuộc giáo xứ Núi Ô vẫn duy trì đời sống đức tin. Có thể nói giáo xứ tồn tại được đến ngày nay là nhờ vào ơn Chúa và nhờ vào lòng đạo đức bình dân qua việc cùng nhau đọc kinh sớm tối hàng ngày, và qua những sinh hoạt phụng vụ bình bân như: dâng hoa, ngắm đứng, rước kiệu, suy tôn Lời Chúa ngày Chúa nhật và lễ trọng….

Kể từ năm 1954 đến nay giáo xứ Núi Ô không có cha xứ trực tiếp coi sóc, điều hành giáo xứ và duy trì đời sống đức tin là các ông trùm, bà quản (ban hành giáo) và các cô tận hiến. Trong suốt thời gian dài, các vị trong ban hành giáo ngẫu nhiên phải đóng vai trò như một cha xứ, trong thời gian này, công việc chính của ban hành giáo là thăm viếng và an ủi bệnh nhân, điều hành các buổi phụng vụ, các sinh hoạt giáo xứ, hàng tuần phải lén lút đến tòa giám mục để thay Mình Thánh Chúa và chép các bài giảng ngày Chúa Nhật và lễ trọng do đức cha soạn ra để về đọc cho cộng đoàn trong những buổi suy tôn Lời Chúa.

Ngôi nhà thờ nhỏ bé của giáo xứ Núi Ô mà mọi người vẫn gọi vui là cái “chuồng trâu hay chuồng bò” được làm bằng tre nứa, chỉ có thể che nắng chứ không che mưa, đã xuống cấp trầm trọng và quá nhỏ bé so với tầm mức của một giáo xứ đã có trên một ngàn giáo dân.

Ngày nay, giáo xứ đã có cha quản xứ và hàng tuần có thánh lễ, đời sống kinh tế của giáo dân cũng khấm khá hơn đôi chút. Vì vậy, toàn bộ giáo dân trong giáo xứ và cha quản xứ đã quyết định xây dựng ngôi thánh đường mới. Tất cả mọi người một lòng một ý cùng đóng góp công sức tiền của để xây dựng ngôi thánh đường và ước mong ngôi nhà thờ mới chóng được hoàn thành. Ngôi thánh đường mới này là ước ao của bao nhiêu thế hệ của giáo dân Núi Ô, nhiều cụ cao niên trong giáo xứ ước mong ngôi thánh đường mới được hoàn thành trước khi họ nhắm mắt xuôi tay, và con cháu các cụ hàng ngày được đến đọc kinh cầu nguyện, tham dự thánh lễ và lãnh nhận các bí tích tại ngôi nhà thờ mới này.
 
Tinh thần Truyền giáo
LM An-rê Đỗ xuân Quế OP.
08:13 19/10/2010
Người ta thường nói tinh thần đức tin, tinh thần tông đồ, tinh thần truyền giáo. Tinh thần là cái gì ẩn giấu bên trong, bên ngoài chỉ nghe nói mà không thấy được. Chúng ta biết người này người kia có tinh thần. Tinh thần của người ấy biểu lộ ra bên ngoài bằng các việc làm. Ta chỉ trông thấy việc làm, còn tinh thần của người ấy ta không thấy.

1. Tinh thần là sức sống bên trong

Tinh thần là sức sống bên trong phát xuất ra bên ngoài qua các hành động. Nó là động lực, là cái hồn ở trong con người, linh hoạt mọi tư tưởng và việc làm của người ấy. Người có tinh thần là người đáng nể. Muốn là người đán nể thì phải rèn luyện tinh thần, đem tinh thần vào trong công việc và đời sống. Người có tinh thần thì làm việc đến nơi đến chốn, không hời hợt, luôn sửa soạn trước cho công việc được chu đáo. Người có tinh thần làm cho người khác được yên tâm vì tính nghiêm túc và cẩn thận của mình.

Nay áp dụng vào công việc tông đồ thì tinh thần truyền giáo là gì ? Thưa là hết lòng hết sức với công việc rao truyền lời Chua, gây dựng Giáo Hội ở nơi nào chưa có, hay đã có mà ngả nghiêng, xiêu vẹo, như các nhà truyền giáo vẫn làm từ trước đến nay. Các vị đó đã để hết tâm lực vào công việc này khiến cho có thể nói cuộc đời của các vị tập trung và thu gọn lại trong đó.

Mới đây, tình cờ tôi có gặp một linh mục dòng Chúa Cưu Thế trẻ, mới chịu chức được vài năm nay. Hiện linh mục này đang làm việc cho ngươì Thượng trên vùng Đà lạt. Ông đã nói chuyện say sưa với tôi về những công việc ông đã làm và đang làm cho những người này. Tôi thấy trong ông như có một ngọn lửa. Chính ngọn lửa ấy đã đốt cháy cuộc đời ông, không phải cháy tiêu tan mà cháy bừng lên ngọn lửa hy sinh nhiệt thành cho công việc. Bên cạnh đó là lòng tin vào sức mạnh phù trì của Chúa.

Ban đầu, người ta không cho ông ở với dân. Mỗi lần đi lễ, dân kéo cả làng đi và phải đi bộ 6 tiếng mới tới nơi hành lễ. Như vậy, mỗi lần đi lễ phài mất cả một ngày. Về sau, Nhà Nước thấy dân đi đông như thế rất khó kiểm soát, nên cuối cùng đã cho ông đến ở giữa dân. Hiện ông đang làm nhà thờ cho họ. Tôi có hỏi ơng khi người ta đi lễ, ông có cho họ ăn không. Ông nói có, vì thường họ ở đến hôm sau mới về. Tôi hỏi tiếp: thế lấy tiền đâu ra để nuôi họ. Ông nói: lạ lắm. Không làm thì thôi mà hẽ làm thì tiền bạc từ đâu tới không biết nữa, chỉ thấy người thì cho tiền, người cho quần áo, người cho gạo. Ngay cả việc làm nhà thờ hiện nay cũng thế. Cứ làm rồi có người giúp. Như thế có phải lả việc Chúa làm không ? Mình làm việc cho Chúa thỉ Chúa lảm việc cho mình. Chính nhờ thế mà nhà truyền giáo thêm tin tưởng và tìm được niềm vui trong công việc của mình.

Một linh mục khác cũng còn trẻ thuộc dòng Đa Minh, bây giờ tự ý bỏ nơi yên ổn đi vào vùng sâu vùng xa trên Buôn ma thuột. Ông này cũng đang gặp khó khăn với chính quyền địa phương, nhưng kiên trì ở lại giũa những người Thượng. Lâu dần người ta thấy ông lo cho dân, giúp họ làm nhà, dựng chợ, nên cũng đã cho qua.

Thường chính quyền vốn dị ứng với việc giảng đạo, nhu mới đây tôi đến xin tạm trú cho một nhóm y bác sĩ đến nhà An hạ tĩnh tâm. Họ là nhóm người thiện nguyện lo giúp cho các bệnh nhân HIV. Một nữ công an hỏi ngay là có giảng đạo không đấy, không được giảng đạo đâu nhé!Tôi bảo người ta đền nghỉ ngơi thư giãn;sau những ngày làm việc mệt mỏi, họ cần ra khỏi thành phố, tìm nơi thoáng mát để thay đổi không khí. Lúc đó họ mới chịu.

Trở lại trường hợp linh mục dòng Chúa Cứu Thế ở trện. Ông cho tôi biết lả ông thích việc truyền giáo cho người Thượng ngay từ khi đang ở học viện. Lúc ấy ông đã bắt đầu học tiếng Thượng và tâm trí lúc nào cũng vẩn vơ với công việc này.

Như vậy tinh thần truyền giáo có nghĩa là mối bận tâm suy nghĩ tìm tòi về công việc truyền giáo và luôn hướng lòng về đó mà chuẩn bị cho mình biết chịu khó, tập thích nghi với hoàn cảnh và sẵn sàng để được sai đi.

Cách đây ít hôm có một thầy thuộc Dòng Chúa Thánh Thần đến gặp tôi và tỏ ý lo ngại về ơn gọi của mình. Thầy nói dòng của thầy là dòng truyền giáo. Anh em trong dòng của thầy được huấn luyện để gửi đi làm việc ở nước ngoài. Vì vậy mọi người phải học tiếng Anh ráo riết. Bây giờ thầy đã lớn rồi, việc học ngoại ngữ có phần khó khăn, sức tiếp thu không được nhanh nhạy. Thầy thấy sợ không biết có đáp ứng nổi ơn gọi này không.

Mối lo ngại của thầy là chính đáng. Nó cho thấy một khía cạnh thực tế của ơn gọi truyền giáo. Đó là phải tạo cho mình một khả năng thích ứng. Mối bận tâm lo cho mình có thể thích ứng với ơn gọi cũng là một nét biểu dương tinh thần truyền giáo, nghĩa là tìm hết cách để có thể làm tốt công việc này. Bởi vậy, tinh thần truyền giáo là thích nghi để đáp ứng. Việc thích nghi đòi phải hy sinh luyện tập cho quen với môi trường mình phải sống và ở với những người mình được sai đến. Mới nghĩ thì tự nhiên củng thấy sợ và ngại. Nhưng với ơn Chúa giúp thì cái sợ cái ngại kia lại có thể trở thành niềm vui và một sự hấp dẫn: vui vì có dịp cho đi cái phần tốt nhất của mình và hấp dẫn vì khám phá ra nhiều điều mới lạ nơi những người mình phục vụ và trong khu vực mình sinh sống.

2. Làm thế nào để gây được tinh thần truyền giáo ?

Truyền giáo lá một ơn gọi đặc biệt. Muốn đáp ứng ơn gọi này, phải có tinh thần. Tinh thần này có được là do cầu xin và tập luyện.

2,1 Cầu xin

Hàng ngày nhà truyền giáo phải cầu xin cho mình có khả năng nuôi dưỡng và giữ được ơn gọi truyền giáo. Đi truyền giáo là thi hành và đáp lại lệnh truyền của Chúa: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trờ thành môn đệ, làm phép Rửa cho họ, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em.” (Mt 24,19) Ơn gọi và nhiệm vụ này không dễ thực thi, nếu không được ơn Chúa phù trì. Vì vậy, ưu tiên số một là cầu xin mỗi ngày cho ơn gọi truyền giáo của mình, sao cho ơn này luôn sống động mạnh mẽ, thúc đẩy mình ham mê dấn thân hoạt động, dù gặp khó khăn hay cản trở. Lời cầu nguyện này phải được tỏ bày trong thánh lễ mỗi ngày, trong các sinh hoạt đạo đúc hay trong những giờ phút yên lặng mình tự chọn.

2,2 Tập luyện

Ngoài cầu nguyện ra là tập luyện, tập luyện hàng ngày trong giai đoạn đào tạo theo đường hướng tu đức truyền giáo. Tập luyện bằng hai hình thức: lý thuyết và thực hành. Lý thuyết là nền thần học về truyền giáo và thực hành là đi thực tập tại các thí điểm truyền giáo; một đàng thì thấm nhuần lý thuyết, một đàng thì trưởng thành trong thực nghiệm. Tập mãi sẽ quen rồi thành nếp. Khi đã thành nếp thì mọi sự sẽ trở nên dễ dàng hơn lúc ban đầu như trường em bé ở lớp mẫu giáo tập đánh vần hay tập viết chữ. Lúc đầu thật khó khăn cho em nhưng sau một thời gian, em sẽ không còn lúng túng nữa. Vì thế, luyện tập là cần thiết và phải được kiên trì theo đuổi.

Kết luận

Muốn làm hay công việc của mình, người thợ phải yêu nghề và luyện tập cho tay nghề mỗi ngày một cao. Khi đó, người ấy sẽ thành một tay thợ lành nghề. Lành nghề thì làm hay, làm nhanh, làm tốt công việc của mình, tạo ra được những sản phẩm đẹp và bền, làm vừa ý người tiêu dùng. Nhà truyền giáo có tinh thần thì cũng giống như người thợ yêu nghề và lành nghề. Cái lành nghề trong bộ môn của mình là chính niềm vui cho mình và cho người khác: vui cho mình vì thấy mình được việc và vui cho người khác vì họ được nhờ cái thành thạo của mình mà lấy làm ưng ý.

Vậy nhà truyền giáo hiện tại cũng như tương lai nên rèn luyện cho mình một tinh thần truyền giáo và dấn thân theo tinh thần này, để hạt giống Tin Mừng được gieo vãi khắp nơi và nhiều người được đón nhận ơn cứu độ.
 
Cập nhật tin về tình trạng bệnh của Cha Trần Cao Tường
Lm Trần Công Nghị
10:03 19/10/2010
NEW ORLEANS - Cuộc giải phẫu động mạch tim cho cha Cha Trần Cao Tường được đự trù thực hiện vào ngày hôm qua (18.10) nhưng vào phút cuối cùng bác sĩ trưởng đã quyết định không tiến hành nữa vì nghi ngại diễn biến phức tạp bất thường.

Chiều hôm qua, LM Phạm Văn Tuệ tới thăm Cha Tường ở nhà thương và cho biết tin tình trạng bệnh lý của Cha Tường vẫn trong trạng thái "nguy kịch - critical", tuy nhiên Cha Tường có nghe hiểu cuộc đối thoại.

Cha Tường nói cám ơn tất cả các bạn hữu và qúi độc giả đã cầu nguyện, gửi lời thăm hỏi và quan tâm cho sức khỏe của Cha.

Xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho Cha Tường, Giám Đốc Mạng Lưới Dũng Lạc, là một vị linh mục luôn thiết tha tới văn hóa Việt Nam và rất hăng hái dùng khả năng của mình nghiên cứu, sáng tác và phát huy tinh thần Việt, và nhất lả quy tụ một số những người đồng chí hướng cho mục tiêu yêu mến Quê hương và phát triển văn hóa Việt Nam.
 
Nhờ về ĐHY Nguyễn văn Thuận: Chứng nhân và sứ mạng của người Kitô hữu trong thế gian
GM Norbert Trelle
10:10 19/10/2010
Chứng nhân và sứ mạng của người Kitô hữu trong thế gian

(Bài giảng cho Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Borsum vùng Bắc Đức
của Đức Cha Norbert Trelle, Giám mục GP Hildesheim, Chủ tịch Ủy Ban Mục Vụ Người Di Dân của HĐGM Đức)
* Đức Cha Norbert Trelle đến thăm Cộng Đoàn Việt Nam tại vùng Bắc Đức ngày 11.9.2010 nhân dịp mừng với Giáo Hội VN trên con đường trưởng thành về đức tin: 350 năm thiết lập 2 Giáo Phận Tông Tòa Đàng Ngoài và Đàng Trong (1659-2009) và 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm VN (1960-2010). Và dịp Lễ giỗ thứ 8 của Đức Cố Hồng Y Phanxicô X. Nguyễn Văn Thuận (+16.9.2002).


Phúc Âm Gioan 17:6.11-19

Tôi đã hỏi các em thiếu niên trong nhóm học giáo lý sắp được đón nhận phép Thêm Sức: „Khi nhìn lại thời gian chuẩn bị Thêm Sức vừa qua, điều gì đã để lại ấn tượng sâu đậm nhất nơi các con?“ Một em đã trả lời: „Cho con là sự gặp gỡ với các chứng nhân của niềm tin“.

„Chứng nhân của niềm tin“ – có lẽ ông bà và anh chị em nghĩ ngay đến các vị Thánh lớn thời xa xưa? Tôi cũng vậy – tôi nghĩ là các em sẽ kể tên các vị thánh quan thầy của mình hoặc các vị thánh lớn trong lịch sử giáo hội – nhưng không, các em không nói đến quá khứ, nhưng kể về hiện tại. Các em đã mời những con người của thời nay ở cùng nơi, cùng giáo xứ với các em đến kể cho các em nghe về những kinh nghiệm sống đức tin trong cuộc đời của họ.

Đúng vậy, vấn đề ở đây không phải là sự ngưỡng mộ các Thánh như người ta trầm trồ chiêm ngắm một món đồ cổ quý giá, nhưng là sự hiện diện của các chứng nhân, các vị tử đạo trong hiện tại và gương sống của các Ngài gây ảnh hưởng sâu đậm trong cuộc sống của chúng ta ngay bây giờ và tại nơi đây.

Dĩ nhiên là chúng ta chiêm ngắm chứng tá đức tin của các Thánh, nhất là các vị Tử Đạo mà chúng ta đã được ban tặng trong suốt quá trình lịch sử lâu dài của giáo hội với lòng biết ơn và hân hoan vô biên. Chúng ta khiêm nhượng đón nhận ánh sáng và hào quang thánh thiện của các Ngài, cầu mong chứng tá của các Ngài đánh động và khiến chúng ta cũng trở thành chứng nhân như các Ngài.

Anh chị em thuộc cộng đoàn công giáo Việt Nam thân mến!

Chúng ta rất vui mừng được tham dự thánh lễ kính nhớ Thánh Tử Đạo An-rê Dũng Lạc và 116 bạn đường của Ngài. Ngoài ra cũng là dịp đễ nhớ đến Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã qua đời cách đây 8 năm, và 350 năm thành lập giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài tại Việt Nam.

Dân tộc của các con có một truyền thống đức tin được đánh dấu bởi nhiều gương tử vì đạo và được thêm sức bởi các chứng nhân anh hùng. Những dấu chân mà chúng ta hôm nay được phép nối bước và sống theo. Thất là chí lý khi Giáo Hội tiên khởi đã khẳng định: “Máu các vị Tử Đạo là hạt giống nẩy sinh dòng giống Kitô hữu mới!“ Và chính các con là những người được chứng kiến sự nẩy mầm của các hạt giống này! Tôi luôn thán phục khi thấy nhiều thanh niên trong cộng đồng công giáo VN ở Đức đã đi theo ơn gọi làm linh mục. Các con bị tản mát mọi nơi trên thế giới, nhưng ở đâu các con cũng là hiện thân của một giáo hội hoàn vũ „từ mọi ngôn ngữ, dân tộc và quốc gia.“ (Apk 5,9). Một Dân Chúa có sứ mạng rao truyền đức tin. Vì thế các con hãy hòa mình vào cuộc sống của tha nhân - những người có và không có đức tin. Các con hãy là nhân chứng đức tin cho những người nơi các con sinh sống. Với cuộc sống của mình các con cho người khác thấy được Kitô hữu là ai và cuộc sống của họ ra sao. Hãy là chứng nhân sống động cho người khác.

Ngày nay „hội nhập“ và „tiếp xúc“ là hai từ dẫn nhập cho các buổi thảo luận về sự chung sống của những người có nền văn hóa khác khau. Chúng cũng là những khái niệm căn bản cho chứng tá đức tin, điều mà tất cả chúng ta có nợ với nhau như lời Chúa Giê-su, và cũng là điều mà các vị Thánh đã bỏ mình chịu chết. Hội nhập, hòa hợp vào thân thể Chúa - chỉ có như vậy chúng ta mới là giáo hội. Và Giáo Hội này sống động. Giáo Hội sống vì Chúa Giê-su Kitô không chết và không ở xa chúng ta, nhưng Ngài là Chúa Phục Sinh sống động ở ngay giữa chúng ta trong thế giới này.

Khi chúng ta nghe Chúa Giê-su cầu nguyện cho các môn đệ của Ngài trong bài Phúc âm hôm nay thì không phải việc này xảy ra trong một quá khứ xa xôi, nhưng chính Chúa đang ở giữa chúng ta và cầu nguyện cho chúng ta. Chúng ta luôn tìm thấy chính mình trong Phúc Âm. Chúng ta dự phần trong đó, và nó có liên hệ đến chúng ta. Lời này làm cho đức tin của chúng ta hiện đại và có sức tồn tại trong tương lai với ba đường hướng sau:

„Không thuộc về thế gian“
Chúa Giê-su nói: “Thế gian đã ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian.“ Thế gian ở đây không có nghĩa là thiên nhiên vạn vật tốt đẹp, mà là danh từ dành cho những người đã chống đối Thiên Chúa và đóng đinh Chúa Giê-su trên thánh giá. Kitô hữu ngày nay cũng sống trong một thế gian như thế. Nếu chúng ta được vỗ vai khen ngợi và hâm mộ ở khắp nơi thì chúng ta phải tự hỏi, mình sống có đúng không. Chúa Giê-su nói với các môn đệ: „Khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng“ (Lc 6,26). Ngày nay cũng vậy, những ai chọn chỗ đứng bên Chúa Kitô phải biết rằng mình sẽ gặp sự chống đối của thế gian. Ở đây không ám chỉ người quá khích hay một kẻ ngoại lệ, nhưng là người tin vào sự hiện diện của Chúa trong hiện tại và để cho Ngài hướng dẫn mình. „Thế gian đã ghét họ vì họ không thuộc về thế gian.“

Chỗ đứng của môn đệ Chúa Giê-su ngày nay vẫn là bên cạnh người Thầy bị thế gian chối từ và đóng đinh. Có lẽ một số người cảm thấy bất bình, khó chịu với một chỗ đứng như vậy, trong khi họ ước ao một tôn giáo hiện đại, hợp thời và đồng hóa. Nhưng Chúa Giê-su không lấy lại lời Ngài, cùng lắm chắc Ngài sẽ hỏi chúng ta như các môn đệ của Ngài trước kia: „Các con cũng muốn bỏ Thầy sao?“

„Sai đến thế gian“
Chúa Giê-su cầu nguyện: „Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian.“ Chúa Cha đã sai Chúa Giê-su đến thế gian, không phải chỉ để giảng dạy và rao giảng. Sứ mạng chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn: Ngài được sai đi để ban sự sống cho nhân loại với một tình yêu thương đến tận cùng. Sự tận hiến của Chúa Giê-su đi về hai hướng như hình thánh giá: Chiều đi lên là tình yêu thương vâng lời đối với Chúa Cha, và chiều dọc là sự hiến mình của Ngài cho nhân loại.

Thánh giá là dấu chỉ một tình yêu thương đi đến tận cùng và đồng thời cũng cho thấy hai chiều mà tình yêu thương này hướng đến. Chúa Giê-su sai môn đệ của Ngài đến thế gian và cũng cho họ thấy hai chiều của sự tận hiến. Chúng ta, những môn đệ của Chúa ngày hôm nay cũng biết rằng, sứ mạng này có nghĩa là Thánh Giá.

Các con sẽ thắc mắc, vậy điều này là tin mừng sao. Nếu chỉ có thánh giá và đau khổ thì không phải tin mừng. Nhưng thánh giá và đau khổ là dấu hiệu của một tình yêu thương vô biên, một tình yêu đi đến tận cùng, đến giọt máu cuối cùng. Chỉ có người nào sống được sự liên hệ cuối cùng và sâu đậm của thứ sáu tuần thánh và Phục sinh, của cái chết và sự sống lại, của đời này và đời sau thì mới có thể liên kết được với tha nhân trong tất cả những sự khốn cùng của họ. Ngược lại mọi sự cố gắng thuần thục của thế gian không đem đến sự liên kết.

„Gìn giữ họ“
Chính Chúa đã cầu nguyện cho các mộn đệ của Ngài: “Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi sự dữ.“ Ngày nay Chúa Giê-su vẫn cầu nguyện với Chúa Cha những lời này. Chúng ta, những môn đệ và chứng nhân của Ngài trong hiện tại cũng sống giữa thế gian. Chúng ta cảm nhận sự thù ghét và chối từ của họ nhưng lại được sai đến với họ, để họ đóng đinh chúng ta trên thánh giá hiến mình.

Chúng ta hãy giữ vững niềm tin một cách trọn vẹn vì Chúa cầu nguyện cho chúng ta: „Xin gìn giữ họ khỏi sự dữ“. Hãy củng cố niềm tin của chúng và đừng để chúng bị lôi kéo vào sự dữ hiện diện đầy dẫy trong thế gian. - Chúa Giê-su cầu nguyện cho chúng ta và thánh hiến chính mình Ngài. Sự thánh hiến chính mình được hiểu là biến mình thành vật hiến tế dâng cho Chúa Cha. Khi hiến tế mình trên Thánh Giá Ngài là lúc Ngài hoàn tất sứ mạng, để chúng ta cũng được „thánh hiến nhờ sự thật“.

Có thể đối với một số người những điều Chúa Giê-su loan báo về chổ đứng của chúng ta trong thế gian và sứ mạng tận hiến có vẻ nặng nề quá. Họ thích có một Kitô giáo theo ý mình, nhẹ nhàng không cần sự can trường và hy sinh. Nhưng chính thực tại sâu rộng này của Kitô giáo mới mang lại niềm hân hoan đích thực: Thiên Chúa đã tỏ mình cho nhân loại trong Đức Kitô và Ngưòi đã thực hiện điều này đến cùng đích. Chắc chắn sẽ có người theo bước Ngài cho đến tận cùng không gian và thời gian. Hàng trăm ngàn các Vị Tử Đạo Việt Nam đứng vào hàng ngũ những người trung thành và xác tín điều này. Đức Cố Hồng Y Văn Thuận đã nhắc nhở chúng ta gìn giữ gia sản này trong những bài giảng cấm phòng cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và những cộng sự viên của Ngài vào Năm Thánh 2000.

Tôi nhắc lại lời của ĐHY Thuận: „Gia sản của các vị Tử Đạo không phải là chỉ là tính anh hùng mà còn là lòng trung tín. Gia tài này đã được chín mùi bằng cách hướng nhìn lên Chúa Giêsu, mẫu gương của cuộc sống Kitô hữu, mẫu gương của mọi nhân chứng, mẫu gương của tất cả các Vị Thánh Tử Đạo… Đó là gia sản cho chúng ta, Kitô hữu của thế kỷ 21 này: để ôm ấp và lựa chọn. Đúng vậy chúng ta phải ôm lấy gia sản quý báu này trong cuộc sống mỗi ngày, trong các khó khăn bé nhỏ cũng như lớn lao, trong sự lột bỏ mọi gây hấn, thù hận và bạo lực. Gia sản của các Vị Tử Đạo phải được tiếp nhận mỗi ngày qua một cuộc sống đầy yêu thương, hiền lành và trung tín.“ (1). Amen!

+ Đức Cha Norbert Trelle, Giám mục GP Hildesheim,
- Chủ tịch Ủy Ban Mục Vụ Người Di Dân của HĐGM Đức -

(Chuyển ngữ: Anna Yến – Trung Tâm Mục Vụ Công Giáo Borsum)
(1) Trích sách „Chứng nhân Hy Vọng“ ĐHY Phanxicô Xaviê NVThuận, Stuttgart 2001, trang 140/148 - Tiếng Đức: Van Thuan, Hoffnung, die uns trägt, Freiburg 2001, S. 109.115
 
Tưởng nhớ ĐHY Nguyễn văn Thuận: Chứng nhân và sứ mạng của người Kitô hữu trong thế gian
GM Norbert Trelle
10:16 19/10/2010
Chứng nhân và sứ mạng của người Kitô hữu trong thế gian

(Bài giảng cho Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Borsum vùng Bắc Đức
của Đức Cha Norbert Trelle, Giám mục GP Hildesheim, Chủ tịch Ủy Ban Mục Vụ Người Di Dân của HĐGM Đức)
* Đức Cha Norbert Trelle đến thăm Cộng Đoàn Việt Nam tại vùng Bắc Đức ngày 11.9.2010 nhân dịp mừng với Giáo Hội VN trên con đường trưởng thành về đức tin: 350 năm thiết lập 2 Giáo Phận Tông Tòa Đàng Ngoài và Đàng Trong (1659-2009) và 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm VN (1960-2010). Và dịp Lễ giỗ thứ 8 của Đức Cố Hồng Y Phanxicô X. Nguyễn Văn Thuận (+16.9.2002).


Phúc Âm Gioan 17:6.11-19

Tôi đã hỏi các em thiếu niên trong nhóm học giáo lý sắp được đón nhận phép Thêm Sức: „Khi nhìn lại thời gian chuẩn bị Thêm Sức vừa qua, điều gì đã để lại ấn tượng sâu đậm nhất nơi các con?“ Một em đã trả lời: „Cho con là sự gặp gỡ với các chứng nhân của niềm tin“.

„Chứng nhân của niềm tin“ – có lẽ ông bà và anh chị em nghĩ ngay đến các vị Thánh lớn thời xa xưa? Tôi cũng vậy – tôi nghĩ là các em sẽ kể tên các vị thánh quan thầy của mình hoặc các vị thánh lớn trong lịch sử giáo hội – nhưng không, các em không nói đến quá khứ, nhưng kể về hiện tại. Các em đã mời những con người của thời nay ở cùng nơi, cùng giáo xứ với các em đến kể cho các em nghe về những kinh nghiệm sống đức tin trong cuộc đời của họ.

Đúng vậy, vấn đề ở đây không phải là sự ngưỡng mộ các Thánh như người ta trầm trồ chiêm ngắm một món đồ cổ quý giá, nhưng là sự hiện diện của các chứng nhân, các vị tử đạo trong hiện tại và gương sống của các Ngài gây ảnh hưởng sâu đậm trong cuộc sống của chúng ta ngay bây giờ và tại nơi đây.

Dĩ nhiên là chúng ta chiêm ngắm chứng tá đức tin của các Thánh, nhất là các vị Tử Đạo mà chúng ta đã được ban tặng trong suốt quá trình lịch sử lâu dài của giáo hội với lòng biết ơn và hân hoan vô biên. Chúng ta khiêm nhượng đón nhận ánh sáng và hào quang thánh thiện của các Ngài, cầu mong chứng tá của các Ngài đánh động và khiến chúng ta cũng trở thành chứng nhân như các Ngài.

Anh chị em thuộc cộng đoàn công giáo Việt Nam thân mến!

Chúng ta rất vui mừng được tham dự thánh lễ kính nhớ Thánh Tử Đạo An-rê Dũng Lạc và 116 bạn đường của Ngài. Ngoài ra cũng là dịp đễ nhớ đến Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã qua đời cách đây 8 năm, và 350 năm thành lập giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài tại Việt Nam.

Dân tộc của các con có một truyền thống đức tin được đánh dấu bởi nhiều gương tử vì đạo và được thêm sức bởi các chứng nhân anh hùng. Những dấu chân mà chúng ta hôm nay được phép nối bước và sống theo. Thất là chí lý khi Giáo Hội tiên khởi đã khẳng định: “Máu các vị Tử Đạo là hạt giống nẩy sinh dòng giống Kitô hữu mới!“ Và chính các con là những người được chứng kiến sự nẩy mầm của các hạt giống này! Tôi luôn thán phục khi thấy nhiều thanh niên trong cộng đồng công giáo VN ở Đức đã đi theo ơn gọi làm linh mục. Các con bị tản mát mọi nơi trên thế giới, nhưng ở đâu các con cũng là hiện thân của một giáo hội hoàn vũ „từ mọi ngôn ngữ, dân tộc và quốc gia.“ (Apk 5,9). Một Dân Chúa có sứ mạng rao truyền đức tin. Vì thế các con hãy hòa mình vào cuộc sống của tha nhân - những người có và không có đức tin. Các con hãy là nhân chứng đức tin cho những người nơi các con sinh sống. Với cuộc sống của mình các con cho người khác thấy được Kitô hữu là ai và cuộc sống của họ ra sao. Hãy là chứng nhân sống động cho người khác.

Ngày nay „hội nhập“ và „tiếp xúc“ là hai từ dẫn nhập cho các buổi thảo luận về sự chung sống của những người có nền văn hóa khác khau. Chúng cũng là những khái niệm căn bản cho chứng tá đức tin, điều mà tất cả chúng ta có nợ với nhau như lời Chúa Giê-su, và cũng là điều mà các vị Thánh đã bỏ mình chịu chết. Hội nhập, hòa hợp vào thân thể Chúa - chỉ có như vậy chúng ta mới là giáo hội. Và Giáo Hội này sống động. Giáo Hội sống vì Chúa Giê-su Kitô không chết và không ở xa chúng ta, nhưng Ngài là Chúa Phục Sinh sống động ở ngay giữa chúng ta trong thế giới này.

Khi chúng ta nghe Chúa Giê-su cầu nguyện cho các môn đệ của Ngài trong bài Phúc âm hôm nay thì không phải việc này xảy ra trong một quá khứ xa xôi, nhưng chính Chúa đang ở giữa chúng ta và cầu nguyện cho chúng ta. Chúng ta luôn tìm thấy chính mình trong Phúc Âm. Chúng ta dự phần trong đó, và nó có liên hệ đến chúng ta. Lời này làm cho đức tin của chúng ta hiện đại và có sức tồn tại trong tương lai với ba đường hướng sau:

„Không thuộc về thế gian“
Chúa Giê-su nói: “Thế gian đã ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian.“ Thế gian ở đây không có nghĩa là thiên nhiên vạn vật tốt đẹp, mà là danh từ dành cho những người đã chống đối Thiên Chúa và đóng đinh Chúa Giê-su trên thánh giá. Kitô hữu ngày nay cũng sống trong một thế gian như thế. Nếu chúng ta được vỗ vai khen ngợi và hâm mộ ở khắp nơi thì chúng ta phải tự hỏi, mình sống có đúng không. Chúa Giê-su nói với các môn đệ: „Khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng“ (Lc 6,26). Ngày nay cũng vậy, những ai chọn chỗ đứng bên Chúa Kitô phải biết rằng mình sẽ gặp sự chống đối của thế gian. Ở đây không ám chỉ người quá khích hay một kẻ ngoại lệ, nhưng là người tin vào sự hiện diện của Chúa trong hiện tại và để cho Ngài hướng dẫn mình. „Thế gian đã ghét họ vì họ không thuộc về thế gian.“

Chỗ đứng của môn đệ Chúa Giê-su ngày nay vẫn là bên cạnh người Thầy bị thế gian chối từ và đóng đinh. Có lẽ một số người cảm thấy bất bình, khó chịu với một chỗ đứng như vậy, trong khi họ ước ao một tôn giáo hiện đại, hợp thời và đồng hóa. Nhưng Chúa Giê-su không lấy lại lời Ngài, cùng lắm chắc Ngài sẽ hỏi chúng ta như các môn đệ của Ngài trước kia: „Các con cũng muốn bỏ Thầy sao?“

„Sai đến thế gian“
Chúa Giê-su cầu nguyện: „Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian.“ Chúa Cha đã sai Chúa Giê-su đến thế gian, không phải chỉ để giảng dạy và rao giảng. Sứ mạng chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn: Ngài được sai đi để ban sự sống cho nhân loại với một tình yêu thương đến tận cùng. Sự tận hiến của Chúa Giê-su đi về hai hướng như hình thánh giá: Chiều đi lên là tình yêu thương vâng lời đối với Chúa Cha, và chiều dọc là sự hiến mình của Ngài cho nhân loại.

Thánh giá là dấu chỉ một tình yêu thương đi đến tận cùng và đồng thời cũng cho thấy hai chiều mà tình yêu thương này hướng đến. Chúa Giê-su sai môn đệ của Ngài đến thế gian và cũng cho họ thấy hai chiều của sự tận hiến. Chúng ta, những môn đệ của Chúa ngày hôm nay cũng biết rằng, sứ mạng này có nghĩa là Thánh Giá.

Các con sẽ thắc mắc, vậy điều này là tin mừng sao. Nếu chỉ có thánh giá và đau khổ thì không phải tin mừng. Nhưng thánh giá và đau khổ là dấu hiệu của một tình yêu thương vô biên, một tình yêu đi đến tận cùng, đến giọt máu cuối cùng. Chỉ có người nào sống được sự liên hệ cuối cùng và sâu đậm của thứ sáu tuần thánh và Phục sinh, của cái chết và sự sống lại, của đời này và đời sau thì mới có thể liên kết được với tha nhân trong tất cả những sự khốn cùng của họ. Ngược lại mọi sự cố gắng thuần thục của thế gian không đem đến sự liên kết.

„Gìn giữ họ“
Chính Chúa đã cầu nguyện cho các mộn đệ của Ngài: “Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi sự dữ.“ Ngày nay Chúa Giê-su vẫn cầu nguyện với Chúa Cha những lời này. Chúng ta, những môn đệ và chứng nhân của Ngài trong hiện tại cũng sống giữa thế gian. Chúng ta cảm nhận sự thù ghét và chối từ của họ nhưng lại được sai đến với họ, để họ đóng đinh chúng ta trên thánh giá hiến mình.

Chúng ta hãy giữ vững niềm tin một cách trọn vẹn vì Chúa cầu nguyện cho chúng ta: „Xin gìn giữ họ khỏi sự dữ“. Hãy củng cố niềm tin của chúng và đừng để chúng bị lôi kéo vào sự dữ hiện diện đầy dẫy trong thế gian. - Chúa Giê-su cầu nguyện cho chúng ta và thánh hiến chính mình Ngài. Sự thánh hiến chính mình được hiểu là biến mình thành vật hiến tế dâng cho Chúa Cha. Khi hiến tế mình trên Thánh Giá Ngài là lúc Ngài hoàn tất sứ mạng, để chúng ta cũng được „thánh hiến nhờ sự thật“.

Có thể đối với một số người những điều Chúa Giê-su loan báo về chổ đứng của chúng ta trong thế gian và sứ mạng tận hiến có vẻ nặng nề quá. Họ thích có một Kitô giáo theo ý mình, nhẹ nhàng không cần sự can trường và hy sinh. Nhưng chính thực tại sâu rộng này của Kitô giáo mới mang lại niềm hân hoan đích thực: Thiên Chúa đã tỏ mình cho nhân loại trong Đức Kitô và Ngưòi đã thực hiện điều này đến cùng đích. Chắc chắn sẽ có người theo bước Ngài cho đến tận cùng không gian và thời gian. Hàng trăm ngàn các Vị Tử Đạo Việt Nam đứng vào hàng ngũ những người trung thành và xác tín điều này. Đức Cố Hồng Y Văn Thuận đã nhắc nhở chúng ta gìn giữ gia sản này trong những bài giảng cấm phòng cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và những cộng sự viên của Ngài vào Năm Thánh 2000.

Tôi nhắc lại lời của ĐHY Thuận: „Gia sản của các vị Tử Đạo không phải là chỉ là tính anh hùng mà còn là lòng trung tín. Gia tài này đã được chín mùi bằng cách hướng nhìn lên Chúa Giêsu, mẫu gương của cuộc sống Kitô hữu, mẫu gương của mọi nhân chứng, mẫu gương của tất cả các Vị Thánh Tử Đạo… Đó là gia sản cho chúng ta, Kitô hữu của thế kỷ 21 này: để ôm ấp và lựa chọn. Đúng vậy chúng ta phải ôm lấy gia sản quý báu này trong cuộc sống mỗi ngày, trong các khó khăn bé nhỏ cũng như lớn lao, trong sự lột bỏ mọi gây hấn, thù hận và bạo lực. Gia sản của các Vị Tử Đạo phải được tiếp nhận mỗi ngày qua một cuộc sống đầy yêu thương, hiền lành và trung tín.“ (1). Amen!

+ Đức Cha Norbert Trelle, Giám mục GP Hildesheim,
- Chủ tịch Ủy Ban Mục Vụ Người Di Dân của HĐGM Đức -

(Chuyển ngữ: Anna Yến – Trung Tâm Mục Vụ Công Giáo Borsum)
(1) Trích sách „Chứng nhân Hy Vọng“ ĐHY Phanxicô Xaviê NVThuận, Stuttgart 2001, trang 140/148 - Tiếng Đức: Van Thuan, Hoffnung, die uns trägt, Freiburg 2001, S. 109.115
 
Lời Chủ Chăn tháng 10
ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn
11:14 19/10/2010
LỜI CHỦ CHĂN

Hướng tới Đại Hội Dân Chúa sắp đến
Kính gửi linh mục, tu sĩ, giáo dân trong gia đình giáo phận
Anh chị em rất thân mến,


1. Xây dựng Giáo Hội trên đất nước hôm nay.

Sau Hội nghị vừa qua, trong thư gửi dân Chúa, Hội đồng Giám mục Việt Nam thống nhất xác định rõ mục tiêu của Đại Hội Dân Chúa sắp đến là mời gọi mọi thành phần dân Chúa góp ý cùng tham gia xây dựng Giáo Hội của Chúa Kitô giữa lòng quê hương Việt Nam hôm nay. Xây dựng một Giáo Hội thực sự là dấu chỉ và khí cụ hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa cũng như giữa con người với nhau. Xây dựng Giáo Hội hiệp thông như thế là nhằm cùng nhau chung sức chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô trong hoàn cảnh đất nước và thế giới hôm nay.

Lời mời gọi đó nhắc lại cho mọi thành phần dân Chúa bổn phận ưu tiên hiện nay là xây đắp những mối hiệp thông căn bản theo như lòng Chúa mong muốn. Trước tiên là hiệp thông với Thiên Chúa là đầu mối các mối hiệp thông liên hoàn. Kế đến là hiệp thông với Hội Thánh là Nhiệm Thể Chúa Kitô, hiệp thông với mọi thành phần trong cộng đồng dân Chúa là con một Cha trên trời, hiệp thông với mọi người trong cộng đồng dân tộc và thế giới là đối tượng Chúa Cứu Độ yêu thương và phục vụ cho sự sống dồi dào.

2. Làm theo Lời Chúa dạy.

Trong Lời Chủ Chăn những tháng trước, chúng tôi đã ghi lại Lời Chúa dạy khi xây ngôi nhà cuộc đời của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn, xây ngôi nhà Giáo Hội hiệp thông, thì chủ yếu cần phải làm những gì. Nay xin nhắc lại, mong mọi người ghi khắc trong lòng và nhắc nhở nhau mang ra thi hành trong cuộc sống thường ngày.

- Chúa dạy hãy xây nhà trên nền đá vững chắc là Lời Chúa (x.Mt 7,24-25), với bốn trụ cột vững bền là chân lý và tình thương, hoà bình và công lý (TV 85,11).
- Trong mọi hoàn cảnh, hãy bước đi trong ánh sáng chân lý và tình yêu của Đức Giêsu Đấng cứu độ chúng ta, để được lớn lên về mọi phương diện, và vươn đến Con Người mới, con người thành toàn là Đức Giêsu Kitô Đầu của Hội Thánh (x. Ep 4,15-24).
- Để trở nên men muối và ánh sáng Tin Mừng trong xã hội hôm nay (x. Mt 5,13-16).
- Trong mọi khó khăn thử thách, hãy kiên nhẫn và chuyên cần cầu nguyện (Rm 12,12).
- Cầu nguyện là mở rộng lòng trí đón nhận ánh sáng chân lý và sức mạnh tình yêu của Thiên Chúa, để nhận biết trong mọi tình cảnh của cuộc đời đâu là thánh ý Cha trên trời, đồng thời để có đủ sức mang ra thi hành. Trời cao hơn đất bao nhiêu, thì ý Chúa và sự khôn ngoan của Chúa cao hơn ý người và sự khôn ngoan của thế gian bấy nhiêu (x. Is 55,9).

3. Vượt qua thử thách.

Trong hành trình bước theo Chúa Giêsu trên con đường xây đắp ngôi nhà hiệp thông, cùng thi hành sứ vụ loan Tin Mừng, mỗi người còn phải suy gẫm và học hỏi những kinh nghiệm trong lịch sử cứu độ như những bài học thiết thực. Những bài học về những thử thách cần phải vượt qua:

- Bà Eva mẹ chúng sinh coi mình khôn hơn và bất cần Thiên Chúa. Hệ quả là tâm tư con người mang nặng tính đối kháng, và cảnh huynh đệ tương tàn diễn ra trong gia đình bà...
- Giuđa chạy theo quyền lợi và danh vọng thế gian, đưa đến phản Thầy, rồi đi vào ngõ cụt kết thúc đời mình.
- Saolô đối kháng và bắt đạo trước khi đón nhận Chúa Thánh Thần đổi mới thành Phaolô hội nhập và truyền đạo.
- Simon theo thói đời sắm gương bảo vệ Thầy, rồi lại hoảng sợ chối Thầy, trước khi đón nhận Chúa Thánh Thần đổi mới thành Phêrô làm viên đá nền xây Giáo Hội Chúa Kitô...

Trong hành trình cuộc đời, ai ai cũng có thể đối diện với những thử thách tương tự. Và phàm nhân chỉ có thể vượt qua nhờ ánh sáng chân lý và sức mạnh tình yêu của Chúa, cùng sức mạnh của tình hiệp thông huynh đệ trong Giáo Hội Chúa Kitô.

4. Chúng ta hãy nhắc bảo nhau chuyên cần cầu nguyện,

Nhớ mang Lời Chúa ra thực hành trong đời sống gia đình, cộng đoàn, xã hội. Hãy giúp nhau vun đắp niềm hy vọng nơi Tình Yêu vô biên của Thiên Chúa, nơi lòng từ mẫu bao la của Đức Mẹ La Vang, nơi lòng trung kiên vững bền của các tiền nhân cùng chứng nhân đức tin trên đất nước Việt Nam.
Nguyện chúc ơn bình an của Chúa Kitô và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần hằng ở cùng anh chị em.

+ Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Giám mục của anh chị em


Lời mời gọi cầu nguyện chiêm ngắm
CON CHÚA LÀM NGƯỜI YÊU THƯƠNG CỨU ĐỘ


Trong Tông thư "Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria", 16.10.2002, Đức cố Gioan Phaolô II đã giới thiệu 20 Mầu nhiệm Mân Côi là bản tóm tuyệt vời Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, và mô tả tình yêu cứu độ của Chúa Giêsu với 4 dấu ấn nổi bật:
Tình Yêu Hội Nhập (5 Sự Vui), Tình Yêu Dân Thân Phục Vụ (5 Sự Sáng), Tình Yêu Hy Sinh (5 Sự Thương), Tình Yêu Đổi Mới (5 Sự Mừng). Và Đức Thánh Cha mời gọi người tín hữu, khi cầu nguyện với chuỗi Mân Côi, hãy cùng Mẹ Maria chiêm ngắm Con Chúa làm người yêu thương cứu độ.

Năm Sự Vui: Chiêm ngắm CHÚA YÊU THƯƠNG HỘI NHẬP
Thứ nhất: Ta hãy xin bước theo Chúa Giêsu. ..


1. Khiêm tốn mang lấy phận người khổ đau và chết chóc ( Lc 1,26-38 ).
2. Mang lại niềm vui cứu độ cho nhà nhà (Lc 1,39-56).
3. Đem lại bình an cho người thiện tâm (Lc 2,1-20).
4. Tận hiến cho Chúa Cha để nên ánh sáng cho muôn dân (Lc 2,22-32).
5. Chuyên cần tìm học ý Chúa Cha yêu thương cứu nhân độ thế (Lc 2,41-52).

Năm Sự Sáng: Chiêm ngắm CHÚA YÊU THƯƠNG DẤN THÂN PHỤC VỤ
Thứ nhất: Ta hãy xin bước theo Chúa Giêsu. ..


1. Dấn thân thi hành kế hoạch yêu thương cứu độ nhân sinh (Mt 3,13-17).
2. Đồng hành với các gia đình trong vui buồn, lo âu và hy vọng (Ga 2,1-11).
3. Loan Tin Mừng và phục vụ cho sự sống con người, đặc biệt người nghèo (Mc 1,14-15. 21-34).
4. Mở rộng con tim đón nhận và toả sáng lòng từ ái bao dung (Mt 17,1-18).
5. Tự hạ hiến thân vì sự sống và sự hợp nhất gia đình nhân loại (Mc 14,17-25).

Năm Sự Thương: Chiêm ngắm CHÚA YÊU THƯƠNG HY SINH
Thứ nhất: Ta hãy xin bước theo Chúa Giêsu. ..


1. Quyết tâm từ bỏ ý riêng để làm theo ý Cha (Lc 22,39-44).
2. Tự nguyện đón nhận khổ đau để giải thoát nhân trần (Mc 14,43-47).
3. Chấp nhận tủi nhục để phục hồi phẩm giá con người (Mc 15,16-20).
4. Yêu thương hy sinh đến cùng để cứu độ nhân sinh (Mc 15,21-22; Lc 23,26-34).
5. Biến cái chết trên thập giá thành tình yêu toàn hiến (Mc 15,33-39).

Năm Sự Mừng: Chiêm ngắm CHÚA YÊU THƯƠNG ĐỔI MỚI
Thứ nhất: Ta hãy xin bước theo Chúa Giêsu. ..


1. Đổi mới phận người và đem lại sự sống mới cho mọi người (Mc 16,1-16).
2. Mở lối đi vào cõi sống mới chan hoà ánh sáng chân lý và tình yêu (Cv 1,6-11).
3. Chia sẻ ơn Chúa Thánh Thần là nguồn lực đổi mới và hợp nhất nhân loại (Cv 2,1-13).
4. Quy tụ nhân thế vào trong Nước Chúa chan hoà ánh sáng an bình.
5. Mở rộng Nước Chúa cho người người chung hưởng phúc trường sinh.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp: ''Các giám mục phải mạnh dạn đề cập đến nhân quyền ở Việt Nam''
RFI
08:18 19/10/2010
RFI 18/10/2010 - Hội đồng Giám mục Việt Nam lần đầu tiên từ năm 1975 đã thành lập Uỷ ban Công lý và Hòa bình, một uỷ ban sẽ hoạt động theo khuôn mẫu của Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình. Người được giao giữ chức Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban này là Đức Giám mục Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp.

Ngày thứ Sáu tuần này, 22/10, ba năm sau khi được loan báo, án phong Chân phước cho Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận sẽ chính thức được khởi sự, đầu tiên là ở cấp Giáo phận Roma.

Sinh ra tại cố đô Huế ngày 17-4-1928, Ðức Hồng y Nguyễn Văn Thuận chịu chức linh mục năm 1953 và năm 1967 được Ðức Giáo hoàng Phaolô VI bổ nhiệm làm Giám mục Nha Trang. Bảy ngày trước 30/4/1975, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Sài Gòn. Nhưng chính quyền không công nhận việc ngài được bổ nhiệm và đã bỏ tù ngài trong 13 năm, trong đó có 9 năm biệt giam. Ðược trả tự do năm 1988, ngài được phép ra nước ngoài năm 1991, nhưng trong khi ở hải ngoại, Đức Hồng y Thuận bị cấm trở về Việt Nam.

Năm 1994, cảm mến tài năng và đức độ của Đức cha Thuận, Ðức Giáo hoàng Gioan Phaolô II triệu ngài sang Rôma, giao cho giữ chức vụ cấp cao tại Vatican và đến ngày 21/2/2001, phong chức Hồng y cho ngài. Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận cũng đã được Giáo hoàng cất nhắc lên giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình từ năm 1994, rồi làm Chủ tịch từ ngày 24/6/1998 đến 16/9/2002, khi ngài qua đời.

Án phong Chân phước cho Đức cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận diễn ra vài ngày sau khi Hội đồng Giám mục Việt Nam lần đầu tiên từ năm 1975 đã thành lập Uỷ ban Công lý và Hòa bình, một uỷ ban sẽ hoạt động theo khuôn mẫu của Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình. Người được giao giữ chức Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban này là Đức Giám mục Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp. Vào thứ Sáu tuần trước (15/10), Đức cha Nguyễn Thái Hợp đã trả lời phỏng vấn RFI trong cương vị mới này:

RFI: Hôm nay rất vui mừng được tiếp chuyện Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh và cũng là Chủ tịch Uỷ ban Công lý và Hòa bình mà Hội đồng Giám mục Việt Nam vừa thành lập. Trước hết xin Đức cha cho biết là Uỷ ban này sẽ hoạt động như thế nào?

GM Nguyễn Thái Hợp: Uỷ ban Công lý hòa bình là một ủy ban trực thuộc Tòa Thánh, trực thuộc Đức Giáo hoàng. Nhiệm vụ của ủy ban là tranh đấu cho quyền lợi của con người, để ý đến chiều kích xã hội của vấn đề loan báo Tin Mừng, trong đó có vấn đề việc làm, lao động, quyền con người, hòa bình, chiến tranh, những vấn đề có liên hệ đến sứ vụ loan báo Tin Mừng của người Công giáo trong thời đại hôm nay.

Chính vì vậy, trong mấy thập niên sau cùng này, Uỷ ban đã cho xuất bản cuốn Giáo huấn xã hội Công giáo, coi như một cẩm nang tóm lược nội dung hoạt động của Uỷ ban Công lý và Hoà bình. Lãnh vực hoạt động của ủy ban rất rộng lớn, bao gồm các chiều kích: lao động, hòa bình, chiến tranh, nhân quyền, v.v.. Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II coi đây là hình thức cho việc loan báo Tin Mừng cho thế giới hôm nay.

RFI: Áp dụng cụ thể cho bối cảnh Việt Nam thì cụ thể hoạt động trong tương lai của Uỷ ban Công lý và Hòa bình sẽ ra sao?

GM Nguyễn Thái Hợp: Thực sự thì tất cả các ủy ban của Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng chỉ hoạt động trong khả năng và điều kiện của mình thôi. Hội đồng Giám mục Việt Nam khởi đi với 4 ủy ban, rồi sau đó dần dần hầu như là mỗi thời điểm lại thêm một uỷ ban, chẳng hạn như lần họp cách đây mấy năm, đã lập nên Uỷ ban Giáo dục Kitô giáo và lần cuối cùng này lập Uỷ ban Công lý và Hòa bình. Còn một số ủy ban nữa mà chưa thấy có nhu cầu thành lập như Đối thoại liên tôn hay Đại kết giữa các Kitô hữu với nhau.

Uỷ ban Công lý và Hòa bình ra đời trong bối cảnh hôm nay vì Hội đồng Giám mục nghĩ rằng có đủ nhân sự hơn và điều kiện có thể cho phép nghĩ đến chiều kích xã hội, vấn đề loan báo Tin Mừng. Nhưng ủy ban đó hoạt động như thế nào thì cũng phải chờ vấn đề nhân sự, rồi vấn đề hoàn cảnh, thời thế. Hiện giờ chúng tôi chưa bố trí được nhân sự, ngân khoản, văn phòng. Tất cả chuyện đó là chuyện dài hơi.

RFI: Thưa Đức cha, theo chiều hướng hoạt động vì quyền lợi con người, vì nhân quyền, vì hòa bình, Ủy ban có thể làm được gì để giảm bớt cách biệt xã hội ngày càng lớn ở Việt Nam?

GM Nguyễn Thái Hợp: Thực sự thì Giáo Hội không bao giờ chủ trương làm thay cho Nhà nước và cũng không phải là sứ vụ của Giáo Hội. Nhưng Giáo Hội có sứ vụ loan báo Tin Mừng, thì Giáo Hội cần phải lên tiếng về những gì đụng chạm đến con người. Chính vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng trong tương lai, phải đề cập đến những vấn đề như lương bổng, quyền lợi người lao động, chênh lệch giàu nghèo, và ngay cả quyền lợi giai cấp công nhân, nông dân. Việt Nam tự hào là đất nước của giai cấp công nông, nhưng thực tế hiện nay là giai cấp công nhân bị thiệt thòi rất nhiều. Tất cả những điều đó đều nằm trong suy tư của Giáo Hội Công giáo, của Uỷ ban Công lý và Hoà bình, cũng như của tất cả người Công giáo. Rồi vấn đề đất đai, quyền sở hữu cũng là một vấn đề. Trên nguyên tắc đất đai là thuộc sở hữu Nhà nước, nhưng trong rất nhiều trường hợp, chúng ta thấy một số bãi biển đẹp nhất bây giờ bỗng dưng được tư hữu hóa một cách chưa được chính đáng bao nhiêu. Thành ra người dân luôn luôn bị thiệt thòi. Có rất nhiều điểm cần phải suy nghĩ và đào sâu hơn.

RFI: Trong chiều hướng đó thì Đức cha nhìn thế nào về sự cộng tác của Uỷ ban với chính quyền, với các tổ chức xã hội dân sự?

GM Nguyễn Thái Hợp: Điều đó thật ra còn tùy điều kiện của hai bên nữa. Nhưng nói chung theo định hướng của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI: "Đối thoại thẳng thắn và cộng tác chân thành", Giáo Hội không chủ trương thay Nhà nước, nhưng Giáo Hội và Nhà nước đều gặp nhau ở chỗ là phục vụ con người. Trên cái chỗ phục vụ con người đó thì có nhiều khi Giáo Hội phải cộng tác với Nhà nước, có nhiều khi phải tán đồng với những điều mà Nhà nước làm mà ích quốc lợi dân, nhưng cũng vì vậy mà phải lên tiếng nếu thấy rằng những điều mà Nhà nước làm có lẽ chưa ích quốc lợi dân bao nhiêu. Đó là điều mà chúng tôi suy nghĩ. Nhưng làm được đến đâu thì còn lệ thuộc rất nhiều yếu tố.

RFI: Trước đây, Đức cha cũng đã hoạt động rất nhiều trong lĩnh vực xã hội, từ thiện. Những hoạt động từ thiện nó có sẽ nằm trong khuôn khổ hành động của Ủy ban Công lý và Hòa bình?

GM Nguyễn Thái Hợp: Hoạt động từ thiện thì nằm ở Uỷ ban Caritas Bác ái Xã hội. (Tôi vừa mới đi Quảng Bình với Uỷ ban Bác ái Xã hội để giúp nạn nhân bão lụt). Uỷ ban Công lý và Hòa bình cũng có liên hệ với Uỷ ban Caritas và Uỷ ban Giáo dục Kitô giáo, nhưng mỗi cái có một sắc thái riêng. Nhưng điều mà Uỷ ban Công lý và Hòa bình muốn nhắm tới đó là vấn đề quyền lợi con người, tức là có chiều kích rộng hơn, chứ còn đi vào trực tiếp trong vấn đề cứu trợ thì đã có Uỷ ban Bác ái Xã hội.

RFI: Thưa Đức cha, trong thời gian qua, đất đai đã trở thành vấn đề nóng bỏng và đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp, đôi khi dẫn đến bạo lực, giữa chính quyền địa phương với giáo dân. Trong tinh thần đối thoại, theo Đức cha, vấn đề đất đai nên được giải quyết như thế nào để tránh tái diễn xung đột giữa Nhà nước với Giáo hội trong tương lai?

GM Nguyễn Thái Hợp: Vấn đề đất đai đã gây ra nhiều sự cố ở Việt Nam và cũng là nguồn gốc của nhiều vụ tham nhũng. Xung đột đất đai đâu phải chỉ liên quan đến người Công giáo. Người Công giáo chỉ là một nhóm nhỏ thôi. Tất cả những vụ khiếu kiện, đấu tranh đều liên hệ đến đất đai. Tôi nghĩ rằng trong tương lai, phải nghĩ đến chuyện hiện đại hóa Luật đất đai để nó hợp lý hơn, ít duy ý chí hơn và có thể phục vụ được người dân, đáp ứng nhu cầu của người dân, cũng như các doanh nghiệp trong giai đoạn mới và nói chung là công bằng hơn, chứ không thể kéo dài Luật đất đai hiện hành.

RFI: Thưa Đức cha, nhân quyền là một trong những lĩnh vực hoạt động của Uỷ ban Công lý và Hòa bình. Ở Việt Nam, cho tới nay, nhân quyền vẫn là vấn đề tế nhị. Theo Đức cha, việc đấu tranh cho nhân quyền nói chung và quyền tự do tôn giáo nói riêng phải được thực hiện như thế nào?

GM Nguyễn Thái Hợp: Vấn đề nhân quyền luôn là vấn đề nhạy cảm. Nếu anh đọc lịch sử thì sẽ thấy nó luôn là vấn đề nhạy cảm. Chúng ta có những luật về nhân quyền, có bản tuyên ngôn về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc là phải trải qua bao nhiêu tranh đấu, ngay cả ở những nước lớn như Hoa Kỳ, quyền của các sắc tộc, của những người da màu, thì phải trải qua bao nhiêu tranh đấu mới được. Tôi nghĩ rằng ở Á Đông cũng vậy. Cách đây mấy chục năm, một số người nghĩ rằng cái nhân quyền đó là quan điểm của Tây Phương, chứ không phải của Á Đông. Nhưng hôm nay có lẽ ít người dám nghĩ như vậy, vì dù sao có những quyền căn bản của con người, có những quy định của quốc tế. Nhưng áp dụng và đi như thế nào thì tùy thuộc vào thực tại xã hội, thực tại lịch sử.

Quan điểm chung của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI "Đối thoại thẳng thắn và cộng tác chân thành" để làm sao quyền con người được thực hiện. Và đã đến lúc, chúng tôi nghĩ rằng Hội đồng Giám mục cũng như các Giám mục cũng phải lên tiếng rõ hơn về vấn đề đó, mặc dù là vấn đề nhạy cảm. Nhưng đó cũng là đóng góp cho con người và cho dân tộc. Cái quyền đó không chỉ là quyền của người dân, mà là quyền của cả dân tộc, chẳng hạn như vấn đề Biển Đông. Đó cũng là vấn đề nhạy cảm mà đã đến lúc, với tư cách là thành phần của dân tộc, chúng ta cũng nên nghĩ đến chuyện đó.

RFI: Xin cám ơn Đức cha Nguyễn Thái Hợp.
 
Thông Báo
Phân Ưu: Thân phụ LM Antôn M Vũ Khắc Long vừa tạ thế
Liên đoàn CGVNHK
13:10 19/10/2010
PHÂN ƯU

Được tin

ÔNG CỐ MICAE VŨ XUÂN TƯỞNG
Sinh ngày 15 tháng 5 năm 1928 tại Ninh Bình, Phát Diệm, xã Phúc Nhạc.
Được Chúa gọi về nhà Cha trên trời ngày 15 tháng 10 năm 2010 tại Houston, Texas.
Hưởng thọ 82 tuổi.

Ông Cố Micae là Thân phụ Linh mục Antôn Maria Vũ Khắc Long (Hoa Kỳ)

CHƯƠNG TRÌNH AN TÁNG
Linh cửu hiện quàn tại Nhà Quàn Vĩnh Phước, 8514 Tybor Dr - Houston, TX 77074, (713) 771-9999

Thứ Ba 19.10.2010
6:00pm – 7:30pm: Thăm Viếng và Cầu Nguyện
7:30pm – 8:00pm: Nghi thức phát tang
8:00pm – 9:00pm: Giờ cầu nguyện của giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức

Thứ Tư 20.10.2010
11:00am – 8:00pm: Thăm Viếng và Cầu Nguyện
Lêgiô Marie của Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang
Hội Dòng Ba Đa Minh

Thứ Năm 21.10.2010
10:00am: Gia đình cầu nguyện và di quan tới nhà thờ
11:00am: Thánh Lễ An Táng tại Giáo Xứ Đức Mẹ Lộ Đức

Sau đó hỏa táng tại Nhà Quàn Vĩnh Phước, xin liên lạc tới: Thạch Thy (713) 816-6399 hoặc Tân Vũ (713) 972-4892

Liên Đoàn chân thành phân ưu cùng Bà Cố, Cha Long và quý tang quyến.
Nguyện xin Thiên Chúa cho linh hồn Ông Cố Micae sớm được về hưởng Tôn Nhan Chúa.Thành kính phân ưu

LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN HK
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chuỗi Mân Côi
Joseph Ngọc Phạm
11:52 19/10/2010
CHUỖI MÂN CÔI

Ảnh của Joseph Ngọc Phạm

Tay những mân mê lần cuối ngón,

Miệng vẫn thì thầm niệm trên môi.

Thờ Cha quỳ gối dâng kinh nguyện,

Kính Mẹ dang tay thốt nên lời.

Bao nhiêu mơ ước ta bày tỏ,

Tay Mẹ nắm chắc chẳng buông rời.

(Trích thơ của Hoàng Xuân Tịnh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nhớ Cờ Lau Đinh Bộ Lĩnh
Lê Trị
21:48 19/10/2010
NHỚ CỜ LAU ĐINH BỘ LĨNH

Ảnh của Lê Trị

Yểu điệu yếu mềm cây lau sậy

Ngã nghiêng trước gió vẫn cứ ngay

Nhớ về cờ lau: Đinh Bộ Lĩnh

Dẹp loạn, thống nhất giải sơn hà.

(Lê Trị)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n