Phụng Vụ - Mục Vụ
Điều răn mới
Lm Thái Nguyên
03:15 15/05/2025
ĐIỀU RĂN MỚI
Chúa Nhật 5 Phục Sinh năm C : Ga 13,31-33a.34-35
Suy niệm
Đoạn Tin Mừng này được trích từ diễn từ ly biệt của Đức Giêsu trong bữa Tiệc Ly. Vừa sau khi Giuđa rời phòng tiệc để thực hiện việc phản bội, Đức Giêsu biết giờ của Ngài đã đến – giờ tôn vinh Thiên Chúa qua thập giá. Trong giây phút đầy xúc động, Người để lại cho các môn đệ một “điều răn mới”: Yêu thương nhau như chính Người đã yêu.
Yêu thương nhau trở thành điều răn mới, vì không còn yêu theo kiểu cũ là yêu như chính mình, hoặc yêu như chúng ta muốn yêu; mà là yêu như Chúa muốn chúng ta yêu, là yêu như Ngài đã yêu thương chúng ta. Trước khi công bố điều răn mới này, Ðức Giêsu đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ, trong đó có cà Giuđa, dù lúc đó Ngài biết ông sẽ manh tâm phản bội. Ngài còn chấm miếng bánh đầu tiên trao cho Giuđa, như cơ hội cuối cùng để mong ông nhận ra mình đang lầm đường lạc lối. Nhưng rồi cũng vô ích, ông vẫn lầm lì ra đi thực hiện mưu đồ của mình. Đúng là “ma đưa lối quỷ đưa đường, lại tìm những chốn đoạn trường mà đi”.
Trước thái độ cố chấp của Giuđa, Chúa Giêsu biết rõ số phận đang chờ mình, và Ngài sẵn sàng hiến thân để yêu thương cho đến cùng. Yêu như Chúa yêu là như vậy: một tình yêu khiêm hạ, cúi mình để phục vụ; một tình yêu tha thứ trước sự vong ân bội nghĩa; một tình yêu cao cả là hy sinh chính mình. Tôn giáo nào cũng đặt nặng tình yêu thương đồng loại, nhưng điều thật mới mẻ nơi Kitô giáo là yêu thương“như Thầy đã yêu thương”. Tình thương này đã trở nên mẫu mực cho mọi tình yêu của con người. Chưa từng có vị Thầy nào trên thế giới đã dám sống và công bố như thế. Hơn nữa, tình yêu ấy còn là chính sức mạnh linh thiêng của Thiên Chúa đem lại ơn cứu độ cho con người.
Lời trăn trối về giới răn mới của Chúa Giêsu vẫn làm chúng ta trăn trở và nhức nhối. Tuy có nhiều gương sống sáng ngời của nhiều vị thánh đã thực hiện Lời Chúa hôm nay, nhưng nhìn lại bản thân, đời sống cộng đoàn cũng như lịch sử Giáo Hội, ta thấy không thiếu những phân rẽ, bất hòa, kỳ thị, chống chọi, kình địch và triệt hạ lẫn nhau. Điều này đã làm cho thiên hạ chê cười, và gây ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống đức tin, khiến nhiều tín hữu rời bỏ Giáo hội để tìm đến những giáo phái hay đạo giáo khác. Thật mỉa mai cho chúng ta, những người tự hào về tôn giáo của mình là đạo rất chính rất thật, nhưng đời sống lại không như vậy, khiến cho nhiều người phải thất vọng.
Mahatma Ghandhi được coi như bậc đại thánh của dân tộc Ấn cũng đã có lần bị kỳ thị và khinh khi, đến nỗi ông không được vào nhà thờ dự lễ. Ông là người rất yêu mến Thánh Kinh và đã tìm ra nơi Kitô Giáo một sách lược hữu hiệu cho đường lối chính trị của mình. Quả thật, dễ dàng yêu mến đạo, nhưng khó lòng yêu người có đạo. Đường lối yêu thương của Phúc Âm thì tuyệt vời, nhưng chưa đi vào đời mà mới chỉ là một mớ giáo thuyết, tuy rất đồ sộ và hệ thống, xem ra không có tôn giáo nào bằng. Nhưng tất cả chỉ bằng không nếu điều răn mới của Đức Giêsu vẫn còn để nguyên trong các sách Tin Mừng, mà chưa được khai sáng trong đời Kitô hữu để có thể khai phóng cho đời sống con người.
Tôn giáo nào cũng có những dấu hiệu riêng để người khác biết mình là tín hữu. Những dấu hiệu nơi người Kitô hữu thì chúng ta thường cho là đeo thánh giá, làm dấu thánh giá, đi nhà thờ, kinh nguyện sớm tối,... Nhưng đối với Ðức Giêsu, dấu hiệu đặc trưng của người môn đệ là tình yêu thương mà họ dành cho nhau, qua sự cảm thông, tha thứ, tôn trọng, hy sinh, phục vụ, chia sẻ,... Có yêu thương người đồng đạo thì ta mới có thể yêu thương người khác đạo, cũng là những người con cái Thiên Chúa mà Ngài muốn cứu chuộc. Chúng ta trách những con người hôm nay sao quá vô cảm, nhưng xem ra chúng ta cũng vẫn vô tâm.
Có điều là muốn yêu thương thì phải chấp nhận đau thương. Đây là điều đòi phải có một trái tim phi thường. Nhìn lên thập giá Chúa ta hiểu điều đó. Đó mới là tình yêu có sức thánh hóa và biến đổi đời sống ta. Chỉ có tình yêu đó mới giúp ta hoàn thiện, trở nên chính mình, làm nên cuộc đời mình theo ý định của Thiên Chúa, đem lại cho ta niềm an vui và hạnh phúc cho nhau. Hãy để cho Lời Chúa một lần nữa lọt vào tâm khảm chúng ta, để những con người được Chúa chọn gọi vì yêu thương biết sống tình thương yêu như Chúa, một tình yêu thương vượt qua mọi ranh giới, để làm chứng rằng: Thiên Chúa là tình yêu, Ngài đang sống trong tôi, và tôi đang sống trong Ngài, để sự hiện diện của tôi ngày càng phản ảnh sâu xa sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời này.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Con được dạy yêu người như chính mình,
nhưng chính mình lại yếu đuối mỏng giòn,
cuộc sống với bao nhiêu là sai sót,
nhân cách con cũng dễ bị sói mòn.
Hôm nay Chúa dạy con điều răn mới,
yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương,
một tình yêu nhân hậu và khiêm nhường,
như Chúa đã rửa chân cho môn đệ.
Dù biết họ sẽ lỗi ước quên thề,
và hơn nữa còn manh tâm phản bội,
nhưng Chúa vẫn đón nhận không từ chối,
và sẵn sàng chọn đường lối hiến thân.
Yêu như Chúa thật ra chẳng dễ dàng,
vì không phải tình yêu trong chốc lát,
mà tình yêu dám vượt những trái ngang,
cả đau thương và chua xót bẽ bàng.
Yêu như Chúa không tìm kiếm an toàn,
mà trong tâm thế sẵn sàng hiến mạng,
bởi khi yêu là bắt đầu cuộc tử nạn,
qua đau khổ mới đạt tới vinh quang,
chứ không dễ dàng như kiểu của thế gian.
Để sống giới răn mới yêu như Chúa
xin ban cho con một quả tim mới,
để từ nay con thực sự đổi đời,
không còn sống theo đường xưa lối cũ,
mà nên người Ki-tô hữu đẹp ngời. Amen
Nhà của Cha
Lm. Minh Anh
14:41 15/05/2025
NHÀ CỦA CHA
“Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở”; “Để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó”.
Tháng 4/1667, John Milton bán bản quyền “Thiên Đàng Đã Mất” - bộ sử thi vĩ đại nhất của nước Anh - cho nhà xuất bản Samuel Simmons với giá 10 bảng. Ông qua đời, bà Elizabeth Milton bán tất cả tác quyền vĩnh viễn còn lại cho cùng nhà xuất bản với giá 8 bảng. Thật khó để tưởng tượng “giá” một kiệt tác tầm cỡ quốc gia, tầm cỡ thế giới, lại hời đến thế!
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay không nói đến một “Thiên Đàng Đã Mất”, nhưng nói đến một “Thiên Đàng Sẽ Được”. Chúa Giêsu giục giã chúng ta nhìn vào thực tế vinh quang thiên đàng, đó là ‘Nhà của Cha’ - Vương Quốc - nơi mà Ngài hằng thao thức, cuối cùng, làm sao bạn và tôi cùng Ngài chung sống.
“Ngài từng nói với anh trộm, “Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng!”. Trong toàn bộ Phúc Âm, đây là lần đầu, cũng là lần cuối, chữ “thiên đàng” xuất hiện trên môi Chúa Cứu Thế; điều này có nghĩa là, thiên đàng, một sự thật 100%. Thiên đàng là có thật!” - Phanxicô. Nó không phải là khu vườn hoang tưởng của chuyện cổ tích! Nếu ‘hiểu đúng’ thiên đàng, bạn sẽ khát khao nó với một tình yêu sâu sắc; mong chờ nó với một ước vọng mãnh liệt; tưởng nhớ nó với một niềm vui ngập lòng. Tuy nhiên, thật không may, với một số người, ý nghĩ rời khỏi trái đất để ở với Chúa Thiên Đàng là một suy nghĩ không mấy vui, nếu không nói là sợ hãi. Đó là một nỗi sợ về ‘những điều chưa biết’; họ nghĩ, họ sẽ bỏ lại những người thân yêu, hoặc thậm chí sợ rằng, thiên đàng không phải là nơi an nghỉ.
Là con cái Chúa, điều cần thiết là chúng ta cần nuôi dưỡng một tình yêu lớn lao đối với thiên đàng bằng cách ‘hiểu đúng’ về nó, hiểu rõ ‘mục đích của cuộc sống hôm nay’ là hướng về nó. Thiên đàng phải ‘định hướng và sắp xếp’ cuộc sống của chúng ta! Chúa Giêsu nói về ‘đích đến’ này bằng cách đưa ra một hình ảnh rất thân thiện, gần gũi: ‘Nhà của Cha!’. Nó tiết lộ thiên đàng là ‘nhà mình’, một nơi an toàn mà chúng ta thư thái bên những người thân yêu và cảm nhận nó là chốn những con trai, con gái của Cha ‘thuộc về’.
“Chúa Giêsu đã dành một chỗ trên trời cho mỗi chúng ta. Đừng quên, ‘nơi ở’ chờ đợi chúng ta là thiên đàng. Bạn đang quá cảnh ở trần gian, chỉ quá cảnh thôi! Bạn được tạo dựng cho thiên đàng, để sống mãi mãi với những người thân yêu; và cùng họ, chia sẻ niềm vui vĩnh cửu trong ‘Nhà Cha mình!’” - Phanxicô.
Anh Chị em,
“Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở”. Chúng ta có nhiều chỗ để đi, nhưng chỉ có một chỗ ‘để ở’; đúng hơn, ‘để về’ - thiên đàng! Vậy mà, thật bất ngờ, thiên đàng không ở đâu xa, không chỉ ở đời sau; nó ‘ở đây, lúc này!’. Ở đâu có Giêsu, ở đó có thiên đàng; Giêsu là thiên đàng. Vì thế, ở đâu có Thánh Thể, ở đó là ‘một góc’ thiên đàng. Mỗi ngày, với lòng sạch tội, rước Chúa Giêsu, bạn và tôi ‘ẵm’ thiên đàng. Tác giả “Giêsu Khoan Nhân” - một thánh ca xưa - viết, “Chúa đến thăm con, thăm con mỗi sáng ngày, linh hồn thấy lại tuổi thơ ngây; thiên đàng chớm nở, chớm nở ngay dưới thế, tháng năm hoan lạc trôi từ đây!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, trần gian là lữ điếm mà con - lữ khách - quá cảnh; đừng để con quên, con đang về ‘nhà Cha’. Bằng không, con sẽ ‘vất vưởng’ không chỉ mai ngày nhưng ngay hôm nay!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở”; “Để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó”.
Tháng 4/1667, John Milton bán bản quyền “Thiên Đàng Đã Mất” - bộ sử thi vĩ đại nhất của nước Anh - cho nhà xuất bản Samuel Simmons với giá 10 bảng. Ông qua đời, bà Elizabeth Milton bán tất cả tác quyền vĩnh viễn còn lại cho cùng nhà xuất bản với giá 8 bảng. Thật khó để tưởng tượng “giá” một kiệt tác tầm cỡ quốc gia, tầm cỡ thế giới, lại hời đến thế!
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay không nói đến một “Thiên Đàng Đã Mất”, nhưng nói đến một “Thiên Đàng Sẽ Được”. Chúa Giêsu giục giã chúng ta nhìn vào thực tế vinh quang thiên đàng, đó là ‘Nhà của Cha’ - Vương Quốc - nơi mà Ngài hằng thao thức, cuối cùng, làm sao bạn và tôi cùng Ngài chung sống.
“Ngài từng nói với anh trộm, “Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng!”. Trong toàn bộ Phúc Âm, đây là lần đầu, cũng là lần cuối, chữ “thiên đàng” xuất hiện trên môi Chúa Cứu Thế; điều này có nghĩa là, thiên đàng, một sự thật 100%. Thiên đàng là có thật!” - Phanxicô. Nó không phải là khu vườn hoang tưởng của chuyện cổ tích! Nếu ‘hiểu đúng’ thiên đàng, bạn sẽ khát khao nó với một tình yêu sâu sắc; mong chờ nó với một ước vọng mãnh liệt; tưởng nhớ nó với một niềm vui ngập lòng. Tuy nhiên, thật không may, với một số người, ý nghĩ rời khỏi trái đất để ở với Chúa Thiên Đàng là một suy nghĩ không mấy vui, nếu không nói là sợ hãi. Đó là một nỗi sợ về ‘những điều chưa biết’; họ nghĩ, họ sẽ bỏ lại những người thân yêu, hoặc thậm chí sợ rằng, thiên đàng không phải là nơi an nghỉ.
Là con cái Chúa, điều cần thiết là chúng ta cần nuôi dưỡng một tình yêu lớn lao đối với thiên đàng bằng cách ‘hiểu đúng’ về nó, hiểu rõ ‘mục đích của cuộc sống hôm nay’ là hướng về nó. Thiên đàng phải ‘định hướng và sắp xếp’ cuộc sống của chúng ta! Chúa Giêsu nói về ‘đích đến’ này bằng cách đưa ra một hình ảnh rất thân thiện, gần gũi: ‘Nhà của Cha!’. Nó tiết lộ thiên đàng là ‘nhà mình’, một nơi an toàn mà chúng ta thư thái bên những người thân yêu và cảm nhận nó là chốn những con trai, con gái của Cha ‘thuộc về’.
“Chúa Giêsu đã dành một chỗ trên trời cho mỗi chúng ta. Đừng quên, ‘nơi ở’ chờ đợi chúng ta là thiên đàng. Bạn đang quá cảnh ở trần gian, chỉ quá cảnh thôi! Bạn được tạo dựng cho thiên đàng, để sống mãi mãi với những người thân yêu; và cùng họ, chia sẻ niềm vui vĩnh cửu trong ‘Nhà Cha mình!’” - Phanxicô.
Anh Chị em,
“Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở”. Chúng ta có nhiều chỗ để đi, nhưng chỉ có một chỗ ‘để ở’; đúng hơn, ‘để về’ - thiên đàng! Vậy mà, thật bất ngờ, thiên đàng không ở đâu xa, không chỉ ở đời sau; nó ‘ở đây, lúc này!’. Ở đâu có Giêsu, ở đó có thiên đàng; Giêsu là thiên đàng. Vì thế, ở đâu có Thánh Thể, ở đó là ‘một góc’ thiên đàng. Mỗi ngày, với lòng sạch tội, rước Chúa Giêsu, bạn và tôi ‘ẵm’ thiên đàng. Tác giả “Giêsu Khoan Nhân” - một thánh ca xưa - viết, “Chúa đến thăm con, thăm con mỗi sáng ngày, linh hồn thấy lại tuổi thơ ngây; thiên đàng chớm nở, chớm nở ngay dưới thế, tháng năm hoan lạc trôi từ đây!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, trần gian là lữ điếm mà con - lữ khách - quá cảnh; đừng để con quên, con đang về ‘nhà Cha’. Bằng không, con sẽ ‘vất vưởng’ không chỉ mai ngày nhưng ngay hôm nay!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mối liên hệ của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV với Nhà nguyện Pauline
J.B. Đặng Minh An dịch
02:02 15/05/2025
Linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada. Ngài vừa có bài viết nhan đề “Pope Leo XIV’s Connection to the Pauline Chapel”, nghĩa là “Mối liên hệ của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV với Nhà nguyện Pauline” đăng trên tờ National Catholic Register ngày Thứ Tư, 14 Tháng Năm, 2025.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Ngoài Đức Tân Giáo Hoàng ở phía trước, phía sau là Nhà nguyện Pauline trong điện Tông Tòa.
Có lẽ bức chân dung Đức Tân Giáo Hoàng sẽ thu hút nhiều sự chú ý hơn đến phần quan trọng này của di sản nghệ thuật và giáo hội. Nhà nguyện Pauline bao gồm những bức bích họa cuối cùng của Michelangelo, được vẽ khi ông là một ông già sau khi hoàn thành bức Phán quyết cuối cùng trong Nhà nguyện Sistina.
Có ba nhà nguyện của Đức Giáo Hoàng trong Điện Tông tòa. Nhà nguyện Sistina là nhà nguyện nổi tiếng nhất. Nhà nguyện Pauline chỉ cách Sistina vài bước chân qua hành lang Sala Regia. Nhà nguyện thứ ba là Nhà nguyện Redemptoris Mater hay Mẹ Đấng Cứu Thế, nơi không chỉ diễn ra cuộc tĩnh tâm Mùa Chay hàng năm cho Đức Thánh Cha và Giáo triều Rôma, mà còn là nơi diễn ra các buổi thuyết giảng tĩnh tâm Mùa Vọng và Mùa Chay của vị giảng thuyết của phủ giáo hoàng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chuyển các sự kiện đó đến nơi khác ngay từ đầu, vì vậy Redemptoris Mater đã không còn được sử dụng nữa.
Nhà nguyện Sistina được đặt tên này từ Đức Giáo Hoàng Sixtô Đệ Tứ, người đã xây dựng nhà nguyện này dành riêng để kính Đức Mẹ. Nhà nguyện Pauline được đặt tên này từ Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Tam và dành để biệt kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô.
Nhà nguyện Pauline là nhà nguyện riêng của Đức Thánh Cha. Nhỏ hơn Nhà nguyện Sistina — và không đông khách hành hương và khách du lịch — đây là nơi chính thức để Đức Giáo Hoàng cầu nguyện và cử hành Thánh lễ.
Trên thực tế, vì có một nhà nguyện nhỏ trong phòng riêng ở tầng ba của Đức Thánh Cha, nên nhà nguyện Pauline không được các Đức Giáo Hoàng sử dụng thường xuyên. Thánh Phaolô Đệ Lục và Gioan Phaolô II, và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16, đã cử hành Thánh lễ hàng ngày trong nhà nguyện riêng ở tầng trên; Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã sử dụng nhà nguyện trong nhà khách Santa Martha, nơi ngài sống. Tuy nhiên, Nhà nguyện Pauline vẫn giữ nguyên vị thế chính thức là nhà nguyện đặc quyền dành cho việc cầu nguyện và thờ phượng của Đức Thánh Cha.
Nhà nguyện Pauline đóng vai trò nổi bật trong Cơ Mật Viện gần đây. Các Hồng Y tụ họp ở đó trước khi tiến vào Nhà nguyện Sistina để tuyên thệ. Thánh lễ sáng hàng ngày của các Hồng Y cũng diễn ra ở đó — mặc dù chỉ diễn ra trong một ngày, vì cuộc bỏ phiếu Cơ Mật Viện kết thúc chưa đầy 24 giờ.
Vì Nhà nguyện Pauline là nhà nguyện riêng của Đức Giáo Hoàng, ngay sau khi rời khỏi Nhà nguyện Sistina, Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã được đưa đến đó để cầu nguyện riêng. Bức chân dung chính thức của ngài là bức ảnh chụp ngài ở ngưỡng cửa nhà nguyện khi ngài bước ra. Cần lưu ý rằng ngài đã đích thân chọn bức ảnh đó, vì thực tế là có hàng ngàn bức ảnh chụp Đức Tân Giáo Hoàng chỉ từ những ngày đầu tiên.
Trong tầm nhìn ban đầu của Đức Giáo Hoàng Giuliô Đệ Nhị về việc trang trí Nhà nguyện Sistina, trần nhà được thiết kế để thể hiện 12 vị Tông đồ — một chủ đề phù hợp cho một nhà nguyện của Đức Giáo Hoàng tại điện Tông Tòa. Michelangelo đã đi theo một hướng khác với trần nhà, thể hiện những chương đầu của Sáng thế ký, và mang chiều kích vũ trụ của kỳ công sáng tạo.
Khi Phán quyết cuối cùng được thêm vào nhiều năm sau đó, Nhà nguyện Sistina của Michelangelo trình bày sự sáng tạo và phán xét, sự khởi đầu và kết thúc. Hầu như không có chút tham khảo nào về các tông đồ. Có một hình ảnh của Thánh Phêrô, bức The Consignment of the Keys hay Trao Các Chìa Khóa, của Perugino trên một bức tường bên, được thể hiện rất nhiều trong các hình ảnh của Cơ Mật Viện.
Nhà nguyện Pauline là nhà nguyện biệt kính hai Thánh Phêrô và Phaolô, các hoàng tử của các tông đồ đã thánh hiến Rôma bằng các cuộc tử đạo của các ngài. Vào ngày đầu tiên trọn vẹn của triều Giáo Hoàng Lêô XIV, ngài đã cử hành Thánh lễ với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistina, nhưng đã chuẩn bị trong Nhà nguyện Pauline, nơi có bức bích họa Michelangelo lớn về cuộc cải đạo của Saolô trên đường đến Damascus. Đó là bài đọc trong sách phụng vụ được chỉ định cho ngày hôm đó (mặc dù các bài đọc khác nhau đã được sử dụng cho Thánh lễ của giáo hoàng với các Hồng Y). Có thể những khoảnh khắc đó đã gợi ý cho Đức Giáo Hoàng Lêô XIV rằng Nhà nguyện Pauline sẽ là lựa chọn phù hợp để làm hậu cảnh cho bức chân dung giáo hoàng của ngài.
Nhà nguyện Pauline nổi tiếng với hai bức bích họa của Michelangelo — sự cải đạo của Thánh Phaolô và cuộc tử đạo bằng đóng đinh của Thánh Phêrô — trên các bức tường bên. Chúng là những tác phẩm cuối cùng của Michelangelo, được hoàn thành khi đã già và sức khỏe kém, khi mối bận tâm chính của ông là thiết kế mái vòm khổng lồ của Đền Thờ Thánh Phêrô — một trong những kỳ quan kiến trúc và kỹ thuật vĩ đại của thời kỳ đó.
Năm 1994, Đức Gioan Phaolô II đã có bài giảng nổi tiếng khi hoàn thành việc phục hồi các bức bích họa của Nhà nguyện Sistina, mạnh dạn tuyên bố rằng “Nhà nguyện Sistina chính xác là thánh địa của thần học về cơ thể con người”.
Tương tự như vậy, sau khi Nhà nguyện Pauline được trùng tu vào năm 2009, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã có bài giảng tuyệt vời về tác phẩm của Michelangelo, lưu ý đến việc khắc họa khuôn mặt của hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ.
“Tại sao Thánh Phaolô lại được miêu tả với khuôn mặt già nua như vậy?” Đức Bênêđíctô hỏi. “Đó là khuôn mặt của một ông già, trong khi chúng ta biết và Michelangelo cũng biết rằng lời kêu gọi Saolô trên đường đến Damascus xảy ra khi ông khoảng 30 tuổi. … Khuôn mặt của Saolô-Phaolô, tức là khuôn mặt của chính nghệ sĩ, lúc đó đã già, gặp rắc rối và đang tìm kiếm ánh sáng của chân lý, tượng trưng cho con người đang cần một ánh sáng lớn hơn. … Do đó, trên khuôn mặt của Thánh Phaolô, chúng ta có thể nhận ra cốt lõi của thông điệp tâm linh của nhà nguyện này: sự kỳ diệu của ân sủng của Chúa Kitô, Đấng biến đổi và đổi mới nhân loại thông qua ánh sáng của chân lý và tình yêu của Người.”
Đoạn văn đó nói về Michelangelo không chỉ là nghệ sĩ vĩ đại của thời đại ông, mà còn là người có tâm linh sâu sắc theo Kinh thánh.
Đức Bênêđíctô nói tiếp rằng “Khuôn mặt của Thánh Phêrô cũng làm chúng ta ngạc nhiên. Ở đây, độ tuổi được thể hiện là đúng, nhưng chính biểu cảm mới khiến chúng ta kinh ngạc và đặt câu hỏi. Tại sao lại có biểu cảm này? Đó không phải là hình ảnh của sự đau khổ, và cơ thể của Thánh Phêrô truyền đạt một mức độ sức mạnh thể chất đáng ngạc nhiên. Khuôn mặt, đặc biệt là trán và mắt, dường như thể hiện trạng thái tinh thần của một người đàn ông đang đối mặt với cái chết và cái ác. Có một sự hoang mang, một cái nhìn sắc bén, chiếu rọi dường như đang tìm kiếm một điều gì đó hoặc một ai đó trong giờ phút cuối cùng. … Nếu một người đến nhà nguyện này để suy ngẫm, người đó không thể thoát khỏi sự cấp tiến của câu hỏi mà cây thánh giá đặt ra: Thập giá của Chúa Kitô, Đầu của Giáo hội, và thập giá của Thánh Phêrô, Đại diện của Người trên trái đất.”
Nhà nguyện Pauline được xây dựng và trang trí chính xác để trở thành nơi các giáo hoàng có thể đến để suy niệm, lời cầu nguyện của các ngài được định hình bởi trí tưởng tượng tâm linh của Michelangelo. Và khi họa sĩ bích họa tuyệt vời này đặt mình vào bối cảnh của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, thì Người kế vị Thánh Phêrô cũng được mời gọi nhìn thấy mình trong cùng một sứ mệnh được trao cho thành phố Rôma, sứ mệnh của hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ, những vị bảo trợ của thành phố mà Đức Giáo Hoàng là giám mục.
Truyền thống đưa Đức Tân Giáo Hoàng đến Nhà nguyện Pauline để cầu nguyện, thậm chí trước khi ngài ra mắt thành phố và thế giới từ ban công của Đền thờ Thánh Phêrô, cho thấy Nhà nguyện Pauline thuộc về công trình của giáo hoàng theo cách sâu sắc hơn so với Nhà nguyện Sistina, nơi thuộc về cuộc bầu cử một cách chặt chẽ hơn.
Bức chân dung mới của Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta về điều đó. Khi nó được treo ở nhiều nơi trong những ngày và tuần tới, nó sẽ nhắc nhở người Công Giáo nhớ đến “nhà nguyện khác” của giáo hoàng, nhà nguyện cá nhân của Đức Tân Giáo Hoàng và những vị tiền nhiệm của ngài.
Source:National Catholic Register
Đức Giáo Hoàng Lêô XIV và Thách Thức của Trí Tuệ Nhân Tạo
J.B. Đặng Minh An dịch
02:18 15/05/2025
Hôm Thứ Tư, 14 Tháng Năm, tờ National Catholic Register có bài xã luận nhan đề “Pope Leo XIV and the Challenge of AI”, nghĩa là “Đức Giáo Hoàng Lêô XIV và Thách Thức của Trí Tuệ Nhân Tạo”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã có bài phát biểu đầu tiên trước Hồng Y đoàn tại Hội trường Thượng hội đồng vào ngày 10 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Vatican.
Khi Giáo hoàng Lêô XIV tiết lộ lý do chính cho việc ngài chọn tông hiệu hai ngày sau cuộc bầu cử lịch sử vào ngày 8 tháng 5, thì đó không phải là điều ngạc nhiên lớn.
Như nhiều nhà quan sát đã đoán trước, vị giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử Giáo hội muốn truyền đạt sự liên tục của mình với Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, người nổi tiếng nhất với những lời dạy về “công lý xã hội” trong thông điệp nổi tiếng Rerum Novarum hay Tân Sự năm 1891 của ngài. Nhưng điều bất ngờ là cách trực tiếp mà Đức Giáo Hoàng Lêô XIV liên kết việc lựa chọn tông hiệu của mình với thách thức mà trí tuệ nhân tạo đặt ra cho nhân loại đương đại.
Có thể có người đã bỏ lỡ lời khuyên rõ ràng này về ưu tiên cốt lõi trong nhiệm kỳ giáo hoàng đang diễn ra của mình, nến Đức Tân Giáo Hoàng đã một lần nữa nhắc đến vấn đề Trí Tuệ Nhân Tạo trong cuộc họp công khai đầu tiên tại Vatican với các nhà báo đã đưa tin về Cơ Mật Viện bầu giáo hoàng.
Tại sao Đức Giáo Hoàng Lêô lại nhấn mạnh vấn đề này một cách nổi bật ngay từ đầu nhiệm kỳ giáo hoàng của ngài — và chúng ta có thể kết luận gì về đường lối mà ngài dự định thực hiện để giải quyết vấn đề này?
Đầu tiên và quan trọng nhất, đó là vì ngài thấy trước được tiềm năng của Trí Tuệ Nhân Tạo trong việc cải tổ cơ bản xã hội loài người, theo cách tương tự như cách mà Cách mạng Công nghiệp đã đảo lộn trật tự xã hội dưới thời Đức Lêô XIII.
Đặc biệt, Đức Tân Giáo Hoàng của chúng ta lo ngại rằng trí tuệ nhân tạo, nếu bị áp dụng sai cách, sẽ chỉ mang lại lợi ích cho những người giàu có và quyền lực và gây ra thiệt hại sâu sắc cho số lượng lớn người lao động, những người có nguy cơ mất việc vì Trí Tuệ Nhân Tạo có khả năng thay thế họ, và cho các nhóm khác bị từ chối phần chia công bằng trong khối tài sản và cơ hội khổng lồ mà Trí Tuệ Nhân Tạo có khả năng tạo ra.
Đức Giáo Hoàng Lêô không phải là người duy nhất bày tỏ mối quan ngại này. Cùng ngày ngài nêu bật những thách thức của Trí Tuệ Nhân Tạo đối với các nhà báo, tờ The Wall Street Journal đã xuất bản một bài báo trích dẫn lời một Giám đốc đã cảnh báo nhân viên của mình vào tháng 4 rằng “Trí Tuệ Nhân Tạo đang nhắm đến công việc của các bạn. Chết tiệt, nó cũng đang nhắm đến công việc của tôi nữa”.
Chỉ vài ngày sau khi Đức Lêô được bầu vào ngôi Giáo Hoàng, sẽ là cực kỳ ngu ngốc khi cố gắng vạch ra chi tiết về những gì ngài có thể truyền đạt về sự tham gia với Trí Tuệ Nhân Tạo. Điều có thể nói một cách an toàn là trong đường lối chung của mình, ngài có ý định noi theo phương pháp luận mang tính xây dựng mà vị Giáo Hoàng Lêô trước đã mô phỏng liên quan đến sự tàn phá mà những thập niên đầu tiên của Cách mạng Công nghiệp gây ra cho các gia đình lao động và các nhóm xã hội thiệt thòi khác.
Trong khi thông điệp Rerum Novarum hay Tân Sự bác bỏ cả hai thái cực của chủ nghĩa tư bản không kiềm chế và chủ nghĩa xã hội tịch thu, Lêô XIII không lên án công nghiệp hóa nói chung, không giống như một số tiếng nói phản động hơn của thời đại ngài. Thay vào đó, ngài nhấn mạnh rằng trật tự xã hội mới phải được truyền chân lý Kitô giáo, để nhân bản hóa những thay đổi kinh tế cơ bản đang diễn ra và đặt lợi ích của chúng vào việc phục vụ cho phẩm giá bình đẳng của mọi con người.
Tương tự như vậy, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô cũng có ý định tham gia vào thế giới hậu công nghiệp đang thay đổi nhanh chóng của chúng ta, để nhân bản hóa việc đưa trí tuệ nhân tạo vào sử dụng rộng rãi thông qua cuộc gặp gỡ sáng tạo với trí tuệ thiêng liêng trong Phúc âm của Chúa Giêsu.
Như Đức Lêô đã nói với Hồng Y đoàn vào ngày 10 tháng 5, “Trong thời đại của chúng ta, Giáo hội trao cho mọi người kho tàng giáo huấn xã hội của mình để ứng phó với một cuộc cách mạng công nghiệp khác và với những phát triển trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đặt ra những thách thức mới cho việc bảo vệ phẩm giá con người, công lý và lao động.”
Một số quan sát bổ sung về tính cách của Đức Lêô, và sự lựa chọn tông hiệu của ngài, cũng có vẻ phù hợp trong bối cảnh này. Ngay từ khoảnh khắc ngài bước ra ban công của Đền Thờ Thánh Phêrô, phát biểu trước đám đông lớn tụ tập ở quảng trường bên dưới và thế giới bên ngoài bằng những lời đầu tiên của mình “Bình an cho tất cả anh chị em”, sự điềm tĩnh sâu sắc của vị Giáo hoàng mới đắc cử đã gây ấn tượng mạnh.
Và giống như hầu hết người Mỹ, ngài có lẽ có xu hướng tìm ra các giải pháp cụ thể và thực tế cho các vấn đề bất cứ khi nào có thể.
Điều thứ ba cần ghi nhớ là nghĩa đen của từ Lêô trong tiếng Anh: Như Đức Thánh Cha đã biết khi ngài đưa ra lựa chọn của mình, nó có nghĩa là “sư tử”, và sư tử tượng trưng cho cả sức mạnh và lòng dũng cảm.
Tính thực tế, sự điềm tĩnh, lòng can đảm và sức mạnh. Đó là bộ tứ mạnh mẽ của các thuộc tính tích cực để giải quyết những thách thức của Trí Tuệ Nhân Tạo — và thực sự là cho tất cả sứ mệnh truyền giáo to lớn hiện đã được Chúa giao phó cho sự quản lý của vị giáo hoàng đầu tiên sinh ra tại Hoa Kỳ.
Source:National Catholic Register
Thiên Chúa đã chọn Đức Giáo Hoàng Leo XIV vì tấm lòng của ngài
Vũ Văn An
14:40 15/05/2025

Majo Frias, trên Aleteia ngày 15/05/25, cho đăng lại cuộc phỏng vấn với Marlyn Arqueros, Cruzada de Santa María, người đã làm việc chặt chẽ với Đức Robert Prevost trong năm năm ở Peru. Theo đó, bà mô tả một ngài là một vị Giáo hoàng gần gũi và thận trọng.
Trước khi đến loggia và được giới thiệu là vị Giáo hoàng thứ 267 của Giáo Hội Công Giáo, Đức Leo XIV là Robert Prevost, một người thuộc dòng Augustinô lần đầu tiên đến Peru với tư cách là một nhà truyền giáo. Sau khi sống hơn 11 năm ở nước này, ngài trở về Hoa Kỳ. Rồi, ngài trở lại Peru vào năm 2015 khi trở thành Giám mục của Chiclayo.
Với tư cách là giám mục trong giáo phận Peru này, ngài gần gũi với mọi người. Chúng ta có bằng chứng về điều này nhờ Marlyn Arqueros, một thành viên của Viện Thế tục của Thập tự quân Đức Mẹ. Bà đã làm việc chặt chẽ với ngài, cả tại Đại học Công Giáo Santo Toribio Mogrovejo — nơi Giám mục Prevost là viện trưởng và Marlyn là giáo sư — và trong công tác mục vụ của ngài.
“Dân tôi cần biết rằng giám mục của họ ở đây.”

Marlyn, người phụ trách các nhóm giáo lý cùng với những người phụ nữ khác từ Thập tự quân Đức Mẹ, nhớ lại rằng Đức Giám Mục Prevost không bao giờ bỏ lỡ cơ hội đến thăm các cộng đồng, bất kể họ ở xa xôi đến đâu.
“Ngài thường nói (...) ‘Dân tôi phải biết tôi; dân tôi cần biết rằng giám mục của họ ở đây.’ Điều đó thật tuyệt vời.”
Bà nhớ lại với sự ngưỡng mộ đặc biệt về công việc của ngài thay mặt cho các nạn nhân của hai thảm họa thiên nhiên lớn đã tấn công thành phố. Cổ vũ Caritas và huy động viện trợ quốc tế, ngài đã hợp tác với các tình nguyện viên giáo dân và đi bộ trên đường phố để mang hàng cứu trợ, "sống trên đường phố, sống những khoảnh khắc đó với họ".
Ngày nay, Caritas ở Chiclayo vui mừng vì cuộc bầu cử ngài. Họ biết rằng Chúa đã chọn ngài vì tấm lòng vĩ đại của ngài.
Marlyn và các chị em của bà trong Đạo Binh Đức Mẹ cũng ngạc nhiên về cuộc bầu cử này. Đối với họ, con đường trở thành giáo hoàng của Đức Robert Prevost là một diễn trình. Đầu tiên, Chúa đã sai ngài làm nhà truyền giáo để gặp gỡ mọi người, để xem thế giới như thế nào, để ra đường phố. Rồi, sau khi ngài có trải nghiệm đó, Chúa đã gọi ngài làm giám mục, Hồng Y và bây giờ là giáo hoàng.
Mối quan tâm lớn của ngài với tư cách một mục tử
Là một giám mục, hoạt động mục vụ của ngài không chỉ gần gũi với mọi người mà còn kiên định "với các tiêu chuẩn và giáo lý lành mạnh". Ngài tập trung "vào việc truyền bá chân lý, đi đến những điều cốt yếu" để giúp mọi người củng cố đức tin của họ.
Nhưng ngài cũng là một mục tử rất quan tâm đến các linh mục, đến việc đồng hành, công tác mục vụ và sự đào tạo vững chắc và rất nhân bản cho họ. Gia đình và việc bảo vệ sự sống cũng nằm trong số những mối quan tâm chính của ngài.
Và đối với những người trẻ tuổi, Đức cha Prevost không bao giờ ngừng lắng nghe họ và kêu gọi những người khác mở lòng đối thoại, nhắc nhở họ rằng những thách thức mà giới trẻ phải đối diện là quan trọng và đa dạng.

Marlyn nêu bật cách Đức cha Prevost đối xử với những người trẻ tuổi từ trường đại học trong Ngày Giới trẻ Thế giới ở Lisbon. Khi một nhóm sinh viên bày tỏ sự quan tâm đến việc tham dự, ngài đã đích thân phụ trách giúp đỡ về thủ tục giấy tờ, hỗ trợ các cố vấn của nhóm và tổ chức lễ tiễn đưa.
Tại giáo phận, ngài đã trao cho họ một cây thánh giá truyền giáo và bộ đồ hành hương của họ; ở Lisbon, ngài đã tìm đến họ để gặp gỡ, trò chuyện, trả lời các câu hỏi của họ và kêu gọi họ chú ý đến các thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Tại Rome, vào cuối Ngày Giới trẻ Thế giới, ngài đã đưa họ đến thăm Nhà nguyện Sistine, đi bộ cùng họ và giải thích mọi thứ với một nụ cười.

Một giáo hoàng được đánh dấu bằng những trải nghiệm của mình tại Peru
Thành phố nhỏ Chiclayo, hiện có chưa đến 800,000 cư dân, nổi bật với đức tin Công Giáo. Điều này đã giúp Đức Giám Mục Prevost tạo dựng mối quan hệ với các cộng đồng hiện đang tôn vinh vị giáo hoàng người Peru, người đã chào đón họ bằng tình cảm chân thành trong bài phát biểu đầu tiên của mình.
“Ngài rất coi trọng lòng sùng kính bình dân, và tôi tin rằng điều này cũng khiến ngài hình thành mối quan hệ rất bền chặt với chúng tôi, đó là điều mà mọi người trong giáo xứ đang nói đến”, Marlyn nói.
Và, liên quan đến cuộc bầu cử ngài và sự phấn khích ở Chiclayo, bà nói thêm, “Điều đó khiến tôi rất vui; tôi nói, ‘Lạy Chúa, cảm ơn Chúa đã nhìn đến chúng con. Chúa thực sự đã để ý đến những người nhỏ bé nhất, những người nghèo nhất,’ bởi vì chúng con thực sự là một thành phố khiêm nhường.”
Theo ý kiến của Marlyn, thời gian ngài ở Nam Mỹ không những chỉ để lại những ràng buộc mà còn tinh chỉnh sứ mệnh của ngài với tư cách là một người đầy tớ của Chúa Kitô, và bây giờ là Giáo hoàng. Về cái tên mà ngài đã chọn, bà nhấn mạnh, “Tôi nghĩ ngài đã chọn nó chính vì những tình huống ngài đã trải qua — những gì ngài đã thấy ở đây.”
Peru là một quốc gia có dấu ấn của tham nhũng, nghèo đói và bất công xã hội. Có thể kết luận rằng Đức Giáo Hoàng Leo XIV muốn tiếp tục công trình của Đức Giáo Hoàng Leo XIII vì lợi ích của người lao động, điều kiện làm việc đàng hoàng và nhân quyền.

Một Giáo hoàng thận trọng khôn ngoan
Marlyn nhấn mạnh sự thận trọng của ngài là một trong những đức tính chính của ngài:
Ngài là một người rất thận trọng, tôi có thể đảm bảo với bạn điều đó. Trước khi nói bất cứ điều gì, ngài đều chuẩn bị (...) Thực tế, tôi đã thấy điều đó trong bài phát biểu của ngài; Tôi tin rằng ngài đã viết ra để có thể nói những gì là thiết yếu, những gì cần thiết, những gì xuất phát từ trái tim, những gì Chúa nói với ngài, những điều cụ thể. Vì vậy, tôi thấy một vị Giáo hoàng rất thận trọng. Chúa sẽ ban cho ngài ân sủng [ngài cần].
Và bà kết luận, "Giáo hoàng sẽ biết cách đối thoại (...) Ngài biết mình phải lắng nghe, ngài phải chào đón mọi người." Marlyn chắc chắn rằng, giống như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã biết cách truyền đạt điều này, Đức Leo XIV cũng sẽ làm như vậy.
Thánh Ca
Thánh Ca: Xin Cho Con Được Thấy - Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
Kim Thúy
00:10 15/05/2025
Thánh Ca: Xin Cho Con Được Thấy - Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
Sáng tác: Lm. Nguyễn Hùng Cường
Hòa âm: Nguyễn Việt
Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy